Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bến Tre - TOP đầu cả nước về số lượng chỉ dẫn địa lý được xây dựng thành công

Đến nay, Bến Tre có 9 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” là: dừa xiêm xanh, bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, xoài tứ quý, gạo nàng keo, cua biển, tôm càng xanh và nghêu - trở thành địa phương dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thuộc top đầu cả nước về số lượng chỉ dẫn địa lý được xây dựng thành công.

Việc tạo lập, bảo hộ xác lập quyền chỉ dẫn địa lý 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre không chỉ mang lại giá trị cao hơn cho nông sản xuất khẩu mà còn đem đến những hiệu quả rõ nét cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước.

Dừa xiêm “Bến Tre” được cấp chỉ dẫn địa lý.
Dừa xiêm “Bến Tre” được cấp chỉ dẫn địa lý.

Năm 2018, tỉnh mới chỉ có 2 sản phẩm đầu tiên được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý là dừa xiêm xanh và bưởi da xanh. Các sản phẩm được mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng là 2 sản phẩm được tỉnh đặc biệt quan tâm mời gọi doanh nghiệp đăng ký xây dựng mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc…

Năm 2020, sầu riêng là sản phẩm thứ 3 của tỉnh được cấp chỉ dẫn địa lý “Bến Tre”. Đây là một trong những sản vật tiêu biểu nhất của vùng Chợ Lách. Mặc dù diện tích trồng không lớn, khoảng hơn 2.200 ha, nhưng sầu riêng Bến Tre nổi tiếng thơm ngon, được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản phẩm sầu riêng mang chỉ dẫn địa lý gồm: Monthong và Ri6. Hai giống này có vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 90% về diện tích, sản lượng sầu riêng toàn tỉnh.

sầu riêng là sản phẩm thứ 3 của tỉnh được cấp chỉ dẫn địa lý “Bến Tre”
Sầu riêng là sản phẩm thứ 3 của tỉnh được cấp chỉ dẫn địa lý “Bến Tre”.

Sau trái sầu riêng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương xây dựng, tạo lập và đăng ký chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho tôm càng xanh và cua biển. Tôm càng xanh được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” vào năm 2021. Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” dùng cho sản phẩm tôm càng xanh” là một trong các nhiệm vụ KH&CN trọng tâm, nhằm triển khai kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh đến năm 2025. Toàn bộ diện tích “Cua biển Bến Tre” được nuôi theo phương thức quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú, cua biển có thể được nuôi xen với tôm hoặc cá trong ruộng lúa, rừng ngập mặn, hoặc trong các ao/đầm. Trong đó, nuôi cua biển trong vuông tôm là cách làm truyền thống đã có từ nhiều năm qua và cho thêm thu nhập từ 10-15 triệu đồng/ha/năm.

Chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho tôm càng xanh.
Chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho tôm càng xanh.

Xoài tứ quý được cấp chỉ dẫn địa lý Bến Tre vào năm 2022. Để quản lý và khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, Bến Tre đã xây dựng các mối liên kết giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp; xây dựng mã số vùng trồng xoài xuất khẩu; hỗ trợ tư vấn chứng nhận VietGAP cho nông dân tại 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú). Đến nay, đã xây dựng thành công quy trình chế biến và bảo quản 3 sản phẩm từ xoài tứ quý là xoài sấy dẻo, nước uống xoài và bột xoài. Đồng thời, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng hiệu quả mô hình thiết bị chế biến và bảo quản, phát triển các sản phẩm từ xoài tứ quý cho Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.

Chôm chôm Java, gạo nàng keo Thạnh Phú và nghêu “Bến Tre” là các sản phẩm tiếp theo của Bến Tre được cấp chỉ dẫn địa lý, nâng tổng số chỉ dẫn địa lý của Bến Tre lên nhóm dẫn đầu cả nước. 

Giống lúa nàng keo là giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Do có tính chịu mặn cao, lúa Nàng keo rất thích hợp với mô hình lúa tôm ở các vùng đất ven biển nơi đất bị ngập nước khi thủy triều lên hoặc bị xâm ngập mặn và mô hình canh tác lúa tôm đang trở thành phương thức canh tác thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Người trồng lúa Nàng keo không sử dụng phân bón hóa học, chủ yếu dùng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, chế phẩm sinh học và các loại phân ủ từ các sản phẩm tự nhiên (tép ủ...). Có 3 sản phẩm từ con nghêu được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bến Tre đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, gồm: nghêu tươi (nghêu sống), nghêu nguyên con hấp chín đông lạnh, thịt nghêu hấp chín đông lạnh. Không chỉ ở trong nước, nghêu “Bến Tre” là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam, cũng là sản phẩm thủy sản đầu tiên của Đông Nam Á được cấp Chứng nhận MSC do Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council) cấp cho “một đơn vị nghề cá” khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Minh Anh(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cà Mau: Xả chất thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị xử phạt 2,2 tỷ đồng
Cà Mau: Xả chất thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị xử phạt 2,2 tỷ đồng

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Thuận Đức số tiền 2,2 tỷ đồng về hành vi xả chất thải chưa xử lý ra môi trường.

Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo hiểm Bảo Việt và Hệ sinh thái AB Lê Thành. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa hai đơn vị lớn mạnh mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, kết nối đa ngành nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.

Xử phạt Công ty An Hưng Phát 300 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường
Xử phạt Công ty An Hưng Phát 300 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng An Hưng Phát.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh ủng hộ đồng bào bão lũ
Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh ủng hộ đồng bào bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh,chiều 13/9, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân ở 9 xã ven sông Bưởi
Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân ở 9 xã ven sông Bưởi

Trong ngày 13/9, nước sông Bưởi dâng cao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 9 xã ven sông.

Xác định chi phí và chế độ thu phí thẩm định các nhiệm vụ quy hoạch
Xác định chi phí và chế độ thu phí thẩm định các nhiệm vụ quy hoạch

Căn cứ các quy định nêu trên và trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2023/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch...