Bắc Ninh phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp
Những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại các bếp ăn tập thể trong KCN được Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh chú trọng, triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các sự cố về ATTP.
Tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp và 33 cụm công nghiệp với gần 20 nghìn doanh nghiệp, tổng số hơn 400 nghìn công nhân lao động. Toàn tỉnh đang có khoảng 550 bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp với số lượng cung cấp lên đến khoảng hơn 1 triệu suất ăn mỗi ngày.
Để thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong khu công nghiệp, từ tháng 11/2018, Ban Quản lý ATTP tỉnh phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, Liên đoàn Lao động tỉnh ký ban hành và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm ATTP.
Ban thành lập các Đội điều tra NĐTP phản ứng nhanh để sẵn sàng điều tra, xử lý các vụ NĐTP và sự cố về ATTP khi xảy ra; thông báo số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin NĐTP, phản ánh của người dân, các cơ sở y tế, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...
Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 77/QĐ-BCĐ ngày 28/04/2020 về “Bộ tiêu chí đảm bảo ATTP trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP cho các đối tượng là chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Các hội thảo, lớp tập huấn được phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giám sát bếp ăn tập thể của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện rà soát danh sách các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp; trong công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP và xử lý các sự cố về ATTP tại các bếp ăn tập thể trong các khu, cụm công nghiệp; phối hợp triển khai áp dụng “Bộ tiêu chí bảo đảm ATTP trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh”…
Hiệu quả rõ rệt về công tác bảo đảm ATTP, phòng, chống NĐTP trong các bếp ăn tập thể các khu công nghiệp có thể thấy được thông qua số liệu được Ban Quản lý ATTP tỉnh công bố.
Từ năm 2017 đến tháng 10/2022, trên địa bản tỉnh xảy ra 02 vụ NĐTP trên 30 người mắc, trong đó có 01 vụ tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Vụ NĐTP được phát hiện kịp thời, tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân và xử phạt vi phạm với số tiền 130 triệu đồng. So với cùng kỳ giai đoạn trước, số vụ NĐTP trên 30 người mắc giảm rõ rệt (giai đoạn 2011-2016 xảy ra 05 vụ NĐTP trên 30 người mắc đều xảy ra tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp còn một số khó khăn, bất cập, như: Một số cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận kinh tế nên chưa tự giác chấp hành các quy định về ATTP, vẫn còn tình trạng sử dụng thực phẩm giá rẻ, thực phẩm không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ,... Trong khi nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn rất đa dạng, khó kiểm soát, thì ý thức thực hành của một số nhóm người trực tiếp chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP chưa tốt, chưa thành thói quen, nền nếp.
Một trong những kinh nghiệm trong phòng, chống NĐTP tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp là công tác quản lý ATTP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện theo nguyên tắc, bảo đảm an toàn ở tất cả các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến, phân phối và tiêu dùng thực phẩm. Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm về các điều kiện bảo đảm ATTP và lựa chọn thực phẩm an toàn đóng vai trò rất quan trọng nhằm thay đổi hành vi thực hành về ATTP. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.
Bá Đoàn
Tin mới
Hà Tĩnh: Sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 8A
Do mưa lớn kéo dài, trên tuyến Quốc lộ 8A (Hà Tĩnh) xảy ra sạt lở nghiêm trọng, đất đá và cây cối đổ ngổn ngang khiến đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị chia cắt hoàn toàn.
Công ty Thành Đạt thực hiện kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực tại gói thầu xây lắp điện nông thôn
Mới đây, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên công khai kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu xây lắp điện nông thôn trên địa bàn 2 huyện Điện Biên và Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên. Tại Gói thầu này, E- HSDT của Liên danh Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Thành Đạt và Công ty cổ phần đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng Đông Nam Á bị đánh giá không đạt vì đã kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực.
Cà Mau lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Thị Kỷ
UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình đến năm 2045.
Thương hiệu kem Merino và Celano về tay Nutifood
Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa thông báo hoàn tất các thủ tục đầu tư để nắm giữ 51% cổ phần của vào Công ty CP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods).
PGBank trao quyết định bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Văn Hương được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – mã chứng khoán: PGB) trao quyết định bổ nhiệm vào vị trí Quyền Tổng giám đốc.
Dự kiến chi 2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với huyện Cần Giờ
TP. Hồ Chí Minh dự kiến chi 2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với huyện Cần Giờ.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững