Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng cao

Các chuyên gia cho rằng trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tính đến cuối tháng 08/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/8 là 424.100 tỷ đồng, đã xử lý được 364.100 tỷ đồng kể từ 15/08/2017-31/08/2021.

Tuy nhiên, 02 năm gần đây, dịch Covid -19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, kéo theo sự khó khăn của hệ thống doanh nghiệp.

Thông tin, tại hội thảo trực tuyến “Xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid - 19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 24/11, đại diện các tổ chức tín dụng thừa nhận ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 đã khiến nợ xấu phình lên nhanh chóng, làm chậm tiến độ xử lý và giảm hiệu quả thu hồi nợ.

"Trong bối cảnh vừa chống dịch vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn, chắc chắn khó khăn của doanh nghiệp sẽ kéo theo khó khăn của các ngân hàng và dự kiến, nợ xấu sẽ tăng lên trong thời gian tới. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 03 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. Trên 600.000 tỷ đồng đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Và bản chất nợ được cơ cấu là nợ xấu," ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.

Đưa ra dẫn chứng tại hội thảo, ông Lê Trung Kiên, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong giai đoạn triển khai Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020, sự ra đời của Nghị quyết 42 đóng góp nhiều kết quả trong xử lý nợ xấu. Nợ xấu giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này tăng trở lại lên 1,69% và cuối tháng Chín là 1,9%, gần như trở lại ban đầu của năm 2017 - trước khi có Nghị quyết 42.

Mặt khác, cũng theo ông Hùng, cuộc chiến chống Covid -19 xác định sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc bị phá sản; dự báo sau tháng 6/2022, một lượng không nhỏ các doanh nghiệp sẽ bị đứt gãy dòng tiền... "Vì vậy, vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu là cực kỳ quan trọng, nếu không có biện pháp có thể dẫn đến sự nguy hiểm của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và nền kinh tế nói chung," ông Hùng nói.

Ông Vũ Minh Phương - Phó trưởng phòng Công nợ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cũng thừa nhận ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 khiến nợ xấu của ngân hàng tăng lên nhanh chóng, trong khi tiến độ xử lý chậm và hiệu quả thu hồi nợ lại giảm.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho hay sự suy giảm khả năng tài chính của khách hàng, nhu cầu và năng lực của đối tác mua tài sản bảo đảm/khoản nợ giảm cũng là những nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng tăng.

Thêm vào đó là việc hạn chế di chuyển, cách ly xã hội, quy định cách ly y tế; các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ bị tạm dừng; các dịch vụ công hỗ trợ cho công tác xử lý nợ cũng tạm dừng và đặc biệt, công tác khởi kiện, thi hành án tạm dừng... cũng là những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới tốc độ xử lý nợ xấu.

Trong 8 tháng của năm 2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng mới xử lý thu hồi được 90.100 tỷ đồng nợ xấu, chỉ đạt 63% so với bình quân giai đoạn 2016-2020; trong đó xử lý được 32.230 tỷ đồng tổng nợ xấu Nghị quyết 42.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong chưa đến một năm nữa sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng còn lớn hơn. Do đó, theo các chuyên gia, cần xem xét việc kéo dài Nghị quyết 42 hoặc Luật hóa Nghị quyết 42, bởi việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được Đại hội Đảng lựa chọn, thông qua.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Mong muốn của các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối để trình Chính phủ và Quốc hội sớm Luật hóa Nghị quyết 42.

“Việc luật hóa Nghị quyết 42 là rất cần thiết để hoàn thiện hành lang pháp lý, giúp các tổ chức tín dụng, với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan, xử lý nợ xấu hiệu quả, thực chất, bền vững; các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) an tâm mua, bán các khoản nợ xấu/tài sản bảo đảm; nâng cao ý thức trả nợ của các khách hàng; cải thiện “cách nhìn” của xã hội, người dân đối với hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng,” ông Vũ Minh Phương nói.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Hải Dương: Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị tối đa 80m2
Hải Dương: Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị tối đa 80m2

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định số 37/2024 quy định hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất;...

Bình Định: Công ty bia Quy Nhơn ủng hộ đồng bào vùng bão lũ miền Bắc
Bình Định: Công ty bia Quy Nhơn ủng hộ đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Ngày 18/9, tại Khu Công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động “Quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3”. Kết quả, tại Lễ phát động, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Công ty bia Quy Nhơn đã hưởng ứng, quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ phía Bắc số tiền 81.680.000 đồng…  

Phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam thăm, tặng quà gia đình bị ảnh hưởng bão số 3
Phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam thăm, tặng quà gia đình bị ảnh hưởng bão số 3

Sáng 18/9, Đoàn công tác của phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, hộ dân gặp khó khăn tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3...

Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”
Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”

Ngày 18/9, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Trao địa chỉ nhân đạo” năm 2024 với mục đích nhằm chia sẽ gánh nặng với gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa rộng khắp những việc làm ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân, những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...

Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ
Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ

Tăng cường công tác quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập đang được Sở Y tế Hà Tĩnh rất quan tâm, thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện xử lý nhiều cơ sở vi phạm.