Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Yên Phong - Bắc Ninh: Mở rộng không gian đô thị, hướng tới mục tiêu trở thành thị xã 

Với vị trí giao thương thuận lợi, điểm nút giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, huyện Yên Phong đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành thị xã trong tương lai gần.

Huyện Yên Phong có 2 nền tảng quan trọng để trở thành đô thị công nghiệp công nghệ cao, tăng khả năng thu hút dân cư vào đô thị: Một là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến cao tốc huyết mạch vùng thủ đô: Hà Nội - Hạ Long và Hà Nội - Thái Nguyên; Thứ 2, nếu Bắc Ninh nằm tại vị trí chiến lược trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thì huyện Yên Phong được coi là thủ phủ công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Yên Phong xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ
Huyện Yên Phong xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Mở rộng không gian đô thị

Với mục tiêu tăng tỷ lệ đô thị, huyện Yên Phong cũng quan tâm mở rộng, phát triển các khu đô thị và các điểm dân cư tập trung từng bước hiện đại. 

Hiện tại, huyện đang tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận (đô thị Yên Phong), huyện Yên Phong đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 mà UBND tỉnh vừa phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch được điều chỉnh từ khu vực thị trấn Chờ và phụ cận (bao gồm thị trấn Chờ và các xã Yên Phụ, Trung Nghĩa, Đông Tiến) lên toàn bộ ranh giới địa chính của huyện với diện tích quy hoạch hơn 9.690 ha. 

Mục tiêu quy hoạch là xây dựng đô thị Yên Phong đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã trước năm 2025; là khu vực phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ; trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ; trung tâm phát triển thương mại dịch vụ phục vụ cho công nghiệp, là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa của tỉnh. 

Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, nhiều khu đô thị quy mô lớn như: Khu đô thị Kim Đô Policity với tổng diện tích giai đoạn 1 là 246ha, sẽ mở rộng lên 500ha tại xã Yên Phụ; Khu đô thị mở rộng thị trấn Chờ diện tích 75ha; quy hoạch chung khu vực phía Đông huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (4.571 ha); quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch văn hóa, dịch vụ tổng hợp Five Build (100ha)... được huyện Yên Phong phối hợp với các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào khai thác, hoạt động, nâng tỷ lệ đô thị hóa của huyện.

Tập trung xây dựng hạ tầng, đô thị vệ tinh quanh khu công nghiệp

Theo báo cáo kết quả công tác quý III/2022 và nhiệm vụ Qúy IV/2022 của phòng kinh tế và hạ tầng huyện Yên Phong, những tháng đầu năm, UBND huyện Yên Phong đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đồng thời hình thành những khu đô thị và tuyến đường mới bao quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hiện đại hóa hạ tầng cơ sở.

UBND huyện phấn đấu, đến năm 2025, sẽ hình thành khu vực nội thị dọc theo các trục đường QL.18, ĐT.295, ĐT.286 gắn với các KCN Yên Phong, KCN Yên Phong mở rộng, KCN Yên Phong II và các làng nghề bao gồm thị trấn Chờ và các xã Trung Nghĩa, Yên Phụ, Văn Môn, Đông Thọ, Long Châu, Đông Phong, Yên Trung, Đông Tiến; Khu vực ngoại thị là khu vực dân cư nông thôn với chức năng chính là phát triển công nghiệp, nông nghiệp phục vụ công nghiệp và các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch gồm các xã Tam Giang, Hòa Tiến, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa.

Giai đoạn 2025-2035, đô thị Yên Phong dự kiến phát triển theo mô hình cấu trúc quận tập trung với các trung tâm dịch vụ công cộng lớn, đa năng, bảo tồn các giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, chú trọng chỉnh trang, xây mới vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

Việc quy hoạch, phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ ở huyện Yên Phong thực chất là việc hình thành đô thị công nghiệp Yên Phong vừa giải quyết bài toán về nhu cầu an sinh: nhà ở, tiện ích xã hội,... cho người lao động trong các KCN, CCN vừa giải quyết song hành về các vấn đề đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN, CCN, gắn kết việc phát triển KCN, CCN với quá trình đô thị hóa; góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều KCN, CCN giảm áp lực cho các đô thị trung tâm, phát triển thành đô thị công nghiệp thông minh, bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi hướng đến mục tiêu thành lập thị xã Yên Phong vào năm 2025.

Bá Đoàn

Bài liên quan

Tin mới

Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM
Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM

UBND TP. HCM đã có văn bản hướng dẫn các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn.

Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%
Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%

CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm – Lideco (mã NTL) mới thông báo ngày 4/10 là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức năm 2024 cho cổ đông.

Hà Tĩnh lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Hà Tĩnh lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có chỉ đạo về chủ trương lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông (đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Trung Thiên).

Tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse
Tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse

Chiều 22/9, tại sân bay Nội Bài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse cho người dân bị thiệt hại bởi cơn bão Yagi.

Những thách thức đặt ra cho thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam
Những thách thức đặt ra cho thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam

Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam - Bài 9: Petrovietnam - chặng đường phát triển mới
TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam - Bài 9: Petrovietnam - chặng đường phát triển mới

Giá trị thương hiệu của Việt Nam đã tăng vọt, vượt lên 33/121 quốc gia, theo Brand Finance, tiến lên 1 bậc so 2022. Báo cáo mới của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ, đã phản ánh sự thành công của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023.