Y lệnh khẩn giảm nửa thời gian cứu người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Tâm Anh
Sau hơn 20 phút kể từ khi nhập viện, bệnh nhân 38 tuổi bị đột quỵ được cứu sống nhờ quy trình "Code stroke" tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Anh Trần Huy (quận 3, TP HCM) bị đột quỵ nhồi máu não sau khi đi máy bay, được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng tê yếu một bên thân, miệng hơi méo lệch, khó nói. Trung tâm cấp cứu đột quỵ của bệnh viện lập tức kích hoạt y lệnh khẩn "Code Stroke" đặc biệt. Sau hơn 20 phút, bằng kỹ thuật dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA), các bác sĩ đã kịp thời can thiệp cứu sống anh Huy, hạn chế tối đa di chứng.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, cho biết, "giờ vàng" trong cấp cứu đột quỵ là 3 đến 4,5 giờ đầu kể từ khi người bệnh khởi phát. "Tiêu chuẩn kim cương" trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp từ khi người bệnh nhập viện đến lúc được can thiệp bằng thuốc tiêu sợi huyết (gọi là cửa sổ kim) của Tổ chức WSO Angels Awards (Mỹ) là dưới 45 phút.
Với quy trình "Code Stroke", bệnh viện đã xử lý rút ngắn thời gian cấp cứu xuống dưới 30 phút. Tùy trường hợp, ví dụ với anh Huy, thời gian này giảm một nửa còn hơn 20 phút, hạn chế tối đa di chứng cho nhiều bệnh nhân. Cứ mỗi phút trôi qua, cơn đột quỵ sẽ khiến gần 2 triệu tế bào não bị chết, càng để lâu thì nguy cơ tàn phế hoặc tử vong càng cao.
"Code Stroke" là thông báo ưu tiên trên toàn bệnh viện dành riêng cho cấp cứu đột quỵ. Y lệnh khẩn này kết nối các liên chuyên khoa cấp cứu, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh..., mở lối đi riêng cho bệnh nhân. Bệnh nhân được đánh giá ngay tại phòng cấp cứu với các máy móc di động và chụp CT hoặc MRI theo luồng ưu tiên. Bác sĩ đọc kết quả ngay trên màn hình, hội chẩn nhanh và xử lý can thiệp dùng thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, đánh giá, điều trị, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Các thiết bị hiện đại như CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla... giúp bác sĩ đẩy nhanh thời gian xác định loại đột quỵ, vị trí, mức độ tổn thương, dự đoán thời gian xảy ra, từ đó lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp.
Đột quỵ não có hai thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Theo , khoảng 85% trường hợp nhồi máu não là do tắc nghẽn mạch máu. 15% trường hợp xuất huyết não là do vỡ mạch máu não. Cả hai đều cần cấp cứu kịp thời. Với đột quỵ do nhồi máu não, thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA) giúp làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, có thể áp dụng trong 6 giờ sau cơn đột quỵ.
Nếu bệnh nhân bị tắc nghẽn ở mạch máu lớn, phương pháp can thiệp nội mạch lấy cục máu đông sẽ được áp dụng, khung thời gian có thể mở rộng trong 24 giờ, giảm tỷ lệ tử vong và tăng khả năng hồi phục. Với đột quỵ do xuất huyết não, phẫu thuật mở hộp sọ với thiết bị định vị dẫn đường hay phẫu thuật bằng robot mổ não hiện đại... sẽ giúp kẹp mạch máu đang bị vỡ, ngăn máu chảy ra ngoài não, lấy khối máu tụ...
Quy trình "Code stroke" được thiết lập với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, sự hỗ trợ của máy móc hiện đại đẩy nhanh tiến độ chẩn đoán và chế độ ưu tiên trong di chuyển người bệnh, mở đường riêng... Để xây dựng "Code Stroke", bệnh viện đã triển khai diễn tập nhiều lần, rút kinh nghiệm trong từng khâu tiếp nhận, phối hợp, hội chẩn đa chuyên khoa...
hướng đến rút ngắn thời gian cấp cứu đột quỵ hơn nữa, thậm chí còn 10, 15 phút với kỹ thuật dùng thuốc tiêu sợi huyết. Thời gian cấp cứu đột quỵ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và quyết định của thân nhân. Theo các bác sĩ, từ trước Tết đến nay, vốn là thời điểm tỷ lệ đột quỵ xảy ra nhiều, bệnh viện đã tiếp nhận, can thiệp, điều trị nội ngoại khoa cho hàng trăm ca bệnh.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
PV
Tin mới
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM