Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc: “Con dao hai lưỡi”

(T

(TH&CL) Năm 2014, XK gạo của Việt Nam còn gặp khó khăn. Trong đó, phải kể đến gạo cấp thấp của Việt Nam không thể cạnh tranh với gạo cấp thấp của Ấn Độ về giá và gạo cấp cao của Việt Nam khó vượt qua gạo cấp cao của Thái Lan về chất lượng. Để đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt đó, Bộ Công Thương đang “xin” Chính phủ cho cơ chế thí điểm XK gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc tại cửa khẩu tỉnh Lào Cai.

Ảnh minh họa

Thị trường tiềm năng nhưng rủi ro cao

Nhiều DN XK gạo nhìn nhận, Trung Quốc là thị trường tiềm năng của Việt Nam nhưng đầy rủi ro cho XK, cả chính ngạch và tiểu ngạch. Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2013, Trung Quốc đã nhập gạo Việt Nam với số lượng kỷ lục: 2,1 triệu tấn, chiếm 1/3 lượng gạo xuất đi. Tuy nhiên, tháng 1/2014, Trung Quốc mới chỉ nhập 65.000 tấn gạo của Việt Nam trong số 370.000 tấn gạo cả nước đã xuất, sụt giảm nhiều nhất, giảm tới 60,7%..., chứng tỏ bán gạo cho Trung Quốc không phải dễ dàng. Do đó, nếu Trung Quốc có chủ trương mua gom gạo Việt Nam là điều tốt, kể cả xuất tiểu ngạch, nhưng chúng ta cũng cần lường trước những rủi ro.

Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhận định, gạo Việt xuất sang Trung Quốc sẽ bị tác động nhiều do sự cạnh tranh mạnh từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Vì vậy, việc xảy ra rủi ro là đương nhiên vì Trung Quốc là thị trường lớn mà nước nào cũng muốn nhắm tới và họ có quyền lựa chọn. Trong bối cảnh XK gạo của ta khó khăn, nguồn cung lớn dễ xảy ra tình trạng ép giá và có thể bị hủy hợp đồng nếu bán gạo cho Trung Quốc không chặt chẽ. Đơn cử, năm 2013, Việt Nam XK sang Trung Quốc trên 2 triệu tấn gạo, chiếm 33,2% sản lượng gạo xuất. Vậy nhưng, lượng hợp đồng XK gạo bị hủy cũng rất lớn, lên đến 54%, trong đó phần lớn từ các bạn hàngTrung Quốc.

Mới đây, Trung Quốc hủy hợp đồng mua 1,2 triệu tấn gạo của Thái Lan. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh XK gạo vào Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng: “Người Trung Quốc rất giỏi “làm giá” trong buôn bán thương mại. Có thể Trung Quốc hủy hợp đồng với Thái Lan là để ký lại một hợp đồng mới có giá thấp hơn mà thôi hoặc không ký được giá thấp hơn thì họ sẽ tìm kiếm đơn hàng thay thế từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Cả hai cách này đều có lợi cho phía Trung Quốc. Với cơ hội của ta là phải đưa ra giá gạo cạnh tranh nhất, bởi chúng ta gần Trung Quốc, thuận lợi cho việc vận chuyển do đó Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tăng lượng gạo bán cho Trung Quốc”.

Cơ chế kiểm soát thích hợp

Thực tế, gạo Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều đối thủ mới nổi như Myanmar, Campuchia. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, hiện tại, gạo Việt Nam có lợi thế về giá so với gạo sản xuất ở Trung Quốc. Giá gạo ở Trung Quốc hiện quá cao sẽ tạo sự hấp dẫn cho gạo Việt Nam vì giá rẻ hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, để đẩy mạnh XK gạo sang Trung Quốc, Việt Nam cần có gạo chất lượng bán với giá rẻ. Đặc biệt, cần tập trung định hướng sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn chung toàn cầu. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2014, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 3,4 triệu tấn gạo, vì thế nếu có các giải pháp “khôn ngoan” thì gạo Việt vẫn sẽ chiếm được thị phần khá lớn ở thị trường này.

Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thương dễ dàng, song để XK gạo sang Trung Quốc, DN Việt Nam nên uyển chuyển hơn, đồng thời cần lưu ý khâu thanh toán, cụ thể khi làm hợp đồng, hai bên DN cần lập tín dụng như không hủy ngang, thanh toán ngay khi nhận được bộ vận đơn và tránh việc bị ép giá khi thu mua gạo.

“Tôi cho rằng, XK tiểu ngạch có vai trò quan trọng, nhất là khi thị trường gạo chính ngạch bị cạnh tranh gay gắt, nhưng đây là con dao hai lưỡi. Phía nhà nhập khẩu không cần Quota (hạn ngạch) và đóng thuế nên hiệu quả cao hơn nhập khẩu chính thức. Vì vậy, cần có cơ chế kiểm soát thích hợp để quản lý và thúc đẩy thương mại gạo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch”, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng chia sẻ.

Bộ Công thương đang xây dựng một cơ chế thí điểm về XK gạo tiểu ngạch, khi ra đời sẽ giúp giảm bớt phần nào những rủi ro cho XK gạo tiểu ngạch của Việt Nam hiện nay.

Thanh Châu

Tin mới

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.

Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024
Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới

Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.