Xuất khẩu gạo 05 tháng đầu năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD; các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam có xu hướng tăng
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin, trong 05 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt 3 triệu tấn, mang về 1,4 tỷ USD.
Đó là thông tin được công bố tại hội thảo “Khơi thông dòng chày hạt gạo Việt Nam”, diễn ra tại TP. Cần Thơ vào chiều qua, 22/06.
Việt Nam được biết đến là cường quốc xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo/năm, tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của thương hiệu gạo Việt vẫn chưa cao và việc chen chân vào thị trường cao cấp để bán với giá cao cũng chưa được thuận lợi.
Chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững, gia tăng lợi nhuận cho nông dân ĐBSCL và Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng lúa gạo, nâng giá trị hạt gạo Việt Nam... như thế nào đã được chuyên gia đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong lĩnh vực hội nhập và nghiên cứu, doanh nghiệp trong ngành lúa gạo từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu cùng trao đổi, thảo luận, nhận diện những “điểm nghẽn” cản trở khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam là giống lúa, an toàn thực phẩm, logistics, chi phí vật tư sản xuất đầu vào và công nghệ, vốn cho sản xuất và xuất khẩu…
Để Việt Nam giữ ngôi xuất khẩu gạo hàng đầu, chất lượng hạt gạo cao, giá gạo cạnh tranh, mang lại lợi ích cao hơn cho quốc gia và cao hơn cho doanh nghiệp, cho người nông dân, các đại biểu cho rằng nên tập trung sản xuất các dòng sản phẩm gạo thơm, gạo cao cấp để xuất khẩu vào các thị trường khó tính vì dư địa tại các thị trường này là rất lớn.
Cùng với đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu bởi cùng chất lượng gạo nhưng loại có thương hiệu tốt có thể sẽ bán được với giá cao hơn từ 10 đến 20%. Ngoài ra, việc cải thiện hệ thống logistics vẫn được ưu tiên hàng đầu, bởi nhiều doanh nghiệp không kham nổi chi phí vận chuyển khi xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo, thời điểm này, nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều nước trên thế giới cũng tăng cao. Hạt gạo của Việt Nam không chỉ đủ nuôi 100 triệu dân mà còn xuất đi 3 triệu tấn, mang về 1,4 tỷ USD trong 05 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, để khơi thông dòng chảy hạt gạo, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần sớm giảm chi phí logistics để góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam.
Thống kê cho thấy, hiện chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản của nước ta trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 25%. Đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10 - 15%). Do vậy, phát triển cơ sở hạ tầng logistics là điều vô cùng quan trọng.
"Hiện nay, các doanh nghiệp nào thuận lợi trên đường bộ thì họ đi container, cho nên ảnh hưởng từ đường bộ cũng rất là căng. Còn lại những doanh nghiệp thông qua chủ yếu bên Tân Cảng, họ tổ chức vận tải các container trung chuyển, các doanh nghiệp đóng hàng tại kho của mình hoặc tại các cảng trung chuyển thì chúng ta cũng đẩy được lượng khá nhiều cho container, nhưng thời gian đóng và thời gian đi của container khá dài, đương nhiên chi phí cũng phải đội lên. Chúng tôi cũng đang kiến nghị là Tân Cảng nên xem lại giá cước container vì họ chiếm tỷ trọng rất cao trong toàn quốc thì nên bình quân lại giá, các khu vực khác nhau thì nên có giá cước khác nhau, đặc biệt nên ưu tiên cho khu vực ĐBSCL giảm giá cước xuống", ông Nam cho biết thêm.
Theo đại diện Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý I/2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,48 triệu tấn gạo, tương đương 715 triệu USD, tăng 24% về số lượng và 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam đều có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua và giá gạo cũng tăng cao. Điều này cho thấy, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tạo được những đột phá mới trên thị trường quốc tế.
Q.N (t/h)
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9