Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu của Việt Nam chưa tận dụng được nhiều lợi thế của các FTA

Việt Nam và 28 nước Á-Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ hợp tác, làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương. Thế nhưng, xuất khẩu của Việt Nam chưa tận dụng được nhiều lợi thế từ các FTA thế hệ mới nhất là trong thương mại và đầu tư.

Á - Âu là thị trường rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, với dân số 410 triệu người. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khă do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và khu vực Á - Âu 11 tháng năm nay vẫn tăng trưởng mạnh, với mức hơn 10%. Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây và hiện nay là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa. Tuy nhiên, các bộ ngành và doanh nghiệp nước ta cần có cách tiếp cận phù hợp hơn để nắm bắt cơ hội xuất khẩu sang thị trường này.

Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khu vực Á-Âu như: Thủy sản, rau quả tươi, chế biến hàng điện tử, linh kiện điện tử, dệt may, đồ gỗ, da giày. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các mặt hàng này của Việt Nam cơ bản đều là những mặt hàng thiết yếu, có giá cả hợp lý, phục vụ số đông người tiêu dùng. Đơn cử như tại thị trường lớn nhất khu vực là Liên bang Nga, người dân Nga ngày càng yêu thích món ăn của Việt Nam.

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các FTA. Ảnh minh họa. Ảnh internet
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các FTA. Ảnh minh họa. Ảnh internet.

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga thông tin: “Vừa qua, Liên minh kinh tế Á-Âu đã đưa 76 nước, trong đó có nhiều nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam về xuất khẩu hàng hóa vào Nga và Liên minh ra khỏi danh sách được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của khối. Như vậy là các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh và Nga được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do. Sau 5 năm, phần lớn các sắc thuế đã về 0%. Trong khi đó hàng hóa các nước khác vào khu vực này sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu thông thường. Đây cũng là một lợi thế nữa cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Nga và Liên minh, đặc biệt là với mặt hàng nông, lâm, thủy sản”.

Việt Nam và các nước Á-Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ hợp tác vững chắc, làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, bao gồm 02 Hiệp định Thương mại tự do là Hiệp định với Liên minh kinh tế Á-Âu và Hiệp định với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đây là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Á-Âu hợp tác trong những lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Tham tán Thương mại tại Cộng hòa Séc kiêm nhiệm Slovakia nhận định: Cộng hòa Séc là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Công nghệ và chất lượng ô tô của Séc đều theo tiêu chuẩn Châu Âu, lại có giá cạnh tranh, là cơ hội để thúc đẩy hợp tác ngành công nghiệp phụ trợ và lĩnh vực cơ khí đang có nhiều tiềm năng. Mặc dù vậy, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước vẫn gặp nhiều khó khan. Vấn đề logistics cũng như vận chuyển gần đây rất nhức nhối. Vừa qua có hãng Bamboo Airways muốn mở đường bay trực tiếp sang Séc. Điều này được Chính phủ Séc cũng như các doanh nghiệp mong đợi. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nhất là dịch bệnh nên việc mở đường bay thẳng vẫn chưa được thực hiện. "Tôi kiến nghị Chính phủ với các cơ quan và các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để hãng này mở đường bay thẳng. Cũng kiến nghị phía Cộng hòa Séc tạo thuận lợi hơn về cơ chế visa cũng như cơ chế lao động để tiếp nhận nhiều hơn lao động Việt Nam, vì nếu không có người đi lại thì không thể mở đường bay thẳng”, bà Nguyễn Thị Hồng Thủy nói.

Ông Đỗ Xuân Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Mareven Food Central, một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tiêu dùng hàng đầu khu vực Đông Âu cho rằng, hiện nay, kênh phân phối hàng hóa hiện đại tại các nước Đông Âu đang phát triển rất nhanh thay thế cho kênh phân phối truyền thống. Cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với hai hệ thống phân phối này đang có nhiều khác nhau, nếu doanh nghiệp của Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt thì sẽ rất khó đưa hàng vào hệ thống phân phối hiện đại này.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết: “Với vai trò là cơ quan đầu mối các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, Bộ Công thương tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp. Thông qua các cơ chế ủy ban hỗn hợp, ủy ban liên chính phủ, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rào cản để thiết lập các khung khổ pháp lý thuận lợi cho thương mại, đầu tư. Tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, đối thoại, trao đổi thông tin với các thịt rường, với các địa phương và doanh nghiệp”.

Thời gian tới, việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và Liên minh Châu Âu sẽ là động lực thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại công nghiệp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Á-Âu nói chung và các nước trong khu vực Đông Âu và Trung Á nói riêng.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam
Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam

Trách nhiệm các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024...

Ngày 21/9, Hà Nội khánh thành cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng
Ngày 21/9, Hà Nội khánh thành cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 272 về việc khánh thành và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) Công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.

Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel
Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel

Theo The Hindu, Ấn Độ đã từ chối yêu cầu cung cấp đạn pháo, vũ khí cho Ukraine và Israel. Quyết định này phản ánh chính sách "trung lập kiên quyết" của Ấn Độ trong các xung đột quốc tế.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất

Mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP, sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động...

Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố
Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố

Ngày 20/9, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam Nguyễn Thị Hường (56 tuổi) và Trần Văn Linh (67 tuổi, cùng ngụ quận Gò Vấp) để điều tra tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".