Xử lý triệt để hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước mới được ban hành với nhiều nội dung mới đặt ra vấn đề cần thiết phải rà soát các quy định về hành vi vi phạm hành chính có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Cụ thể, trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 20/6/2023, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 19/2023/QH15, có hiệu lực từ 01/7/2024, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi.
Trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, có hiệu lực từ ngày 20/6/2023 có một số nội dung sửa đổi, bổ sung về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, do đó cần thiết phải rà soát chỉnh lý các quy định hành vi vi phạm về kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi để đảm bảo sự thống nhất.
Trong hơn 03 năm triển khai thi hành, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, lực lượng chức năng, góp phần kiềm chế tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồc gốc xuất xứ và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, tổng kết 03 năm thi hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP cũng cho thấy, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 17/2022/NĐ-CP nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật như: Sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một hành vi vi phạm hành chính dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng; một số quy định chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu không thống nhất....
Với những yêu cầu đặt ra, việc ban hành Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi là rất cần thiết.
Xử lý triệt để các hành vi vi phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng
Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt tập trung rà soát, sửa đổi bổ sung nội dung liên quan đến hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất với hệ thống các quy định pháp luật khác có liên quan. Khắc phục tối đa những nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý trong thực tiễn áp dụng các quy định của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi.
Thể hiện đường lối, chính sách xử lý nghiêm minh, triệt để đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho các ngành, các cấp, các cơ quan và lực lượng thực thi pháp luật trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nâng cao ý thức tuân theo pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
Tâm An (t/h)
Tin mới
Ban hành công văn hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung SGK cho địa phương ảnh hưởng mưa bão
Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các sở giáo dục và đào tạo và các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...
Cục Quản lý thị trường Bến Tre tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật năm 2024
Vừa qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật năm 2024. Chủ trì hội nghị ông Hồ Thanh Long, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre và Lãnh đạo UBND 3 huyện có liên quan, đặc biệt có gần 500 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đến tham dự và ký cam kết.
Gemadept (GMD): Cảng Nam Đình Vũ an toàn sau bão Yagi và sẵn sàng khai thác trở lại
Ngày 8/9, Công ty cổ phần Gemadept (mã GMD – sàn HOSE) đã có thông báo chính thức về ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đối với Cảng Nam Đình Vũ tại tỉnh Hải Phòng.
Phú Thọ đã có quy hoạch 3 cây cầu mới, gần cầu Phong Châu bị sập
Theo quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, có 3 cầu mới được xây dựng bắc qua sông Hồng nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao của tỉnh này.
Đà Nẵng:Cảnh sát Đường thủy tuyên truyền pháp luật, xử lý nhiều trường hợp vi phạm
Thời gian gần đây, số lượng du khách sử dụng dịch vụ du lịch bằng tàu du lịch trên tuyến sông Hàn đang tăng trở lại. Đặc biệt, là khách quốc tế.
Giá thép hôm nay 10/9: Tăng trở lại trên sàn giao dịch
Ngày 10/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt chấm dứt chuỗi sáu ngày giảm giá nhờ hy vọng vào gói kích thích của Trung Quốc
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam