Xử lý 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ: Khó đến mấy, vẫn phải làm
Tại cuộc họp triển khai xử lý các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương diễn ra mới đây, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cần có sự nỗ lực cụ thể giải quyết những vướng mắc của 12 dự án tồn đọng lâu nay. Xử lý các dự án này rất phức tạp, nhưng dù có khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm.
DA PVN chưa thể vận hành
Đối với các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gồm: NM Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; NM Nhiên liệu sinh học Dung Quất; NM Nhiên liệu sinh học Phú Thọ; NM Nhiên liệu sinh học Bình Phước và Công ty TNHH MTV CN tàu thủy Dung Quất (DQS).
Theo báo cáo của PVN, BSR, BSR-BF và PVOil, Dự án NM Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi vẫn chưa vận hành sản xuất lại được, do khó khăn về thu xếp chi phí để khắc phục, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải để có thể vận hành 100% công suất thiết kế nên NM chỉ có thể hoạt động ở mức 60% công suất thiết kế.
Ngày 29/6/2017, Đoàn công tác của Bộ Công thương, do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với đại diện PVN, BSR, PVOil, BSR-BF và một số đơn vị liên quan xem xét tình hình thực tế tại NM và đã có công văn chỉ đạo PVN khẩn trương xem xét, xây dựng phương án tái khởi NM Sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất và NM Sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước để có thể cung cấp sản phẩm ethanol (E100) ra thị trường từ ngày 1/1/2018.
Đến nay, đã có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia và 1 nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đề xuất hợp tác kinh doanh. Theo kế hoạch, thời hạn các nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất là đến 2/10/2017, sau đó BSR-BF sẽ tổ chức đánh giá lựa chọn nhà đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có 2 đối tác mong muốn tham gia hợp tác vận hành lại NM là Công ty Tùng Lâm và Công ty TNHH Điện hơi CN Tín Thành (Công ty Tín Thành). PVN đang chỉ đạo các cổ đông (BSR, PVOil) và BSR-BF lập đầu bài mời nhà đầu tư tham gia hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, một trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương
Trường hợp dự án NM Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và NM vẫn chưa khởi động lại.
Theo chỉ đạo của PVN, các đơn vị thành viên của PVN (PVFCCo, PVCFC, BSR) đã cử nhân sự đến hỗ trợ PVTEX rà soát đánh giá thực trạng NM thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng NM. Mặt khác, PVN đã thành lập Tổ hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, thương mại, Pháp lý… từ nhân sự của PVN và các đơn vị thành viên để hỗ trợ PVTex chuẩn bị khởi động lại NM.
Tại công ty TNHH MTV CN tàu thủy Dung Quất (DQS), trong 8 tháng đầu năm, ngoài việc tiếp tục thi công đóng mới 2 tàu dịch vụ (chủ tàu Vietsovpetro), tàu Gas 1.200 m3 (chủ tàu Việt Xuân Mới), hoàn thiện sửa chữa tàu Côn Sơn, Chí Linh (phần thi công súc rửa tại Vũng Tàu), DQS đã nỗ lực tìm kiếm và bổ sung các đơn hàng từ các đơn vị trong và ngoài ngành như tàu Epic 8, Epic 9, Petrolimex 18, Petrolimex 14... Tuy nhiên, giá các đơn hàng này không lớn (bình quân một đơn hàng chỉ đạt khoản 3 tỷ đồng) nên không thể bù đắp được phần doanh thu bị thiếu so với kế hoạch đã được PVN phê duyệt.
Không nên trông chờ Chính phủ
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gợi ý, về khó khăn liên quan đến vốn vay của các dự án, các tập đoàn, tổng công ty cần xem lại các khoản vay để giãn nợ. Tương tự, về vấn đề khấu hao, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính để dự án được giãn khấu hao. Về việc “có hay không việc bỏ thêm tiền để cứu các dự án”, Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải tự chịu trách nhiệm về việc này, chứ không nên trông chờ Chính phủ có cho phép hay không.
Để hoàn thành mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, theo Bộ trưởng, quan trọng là sự chủ động của chủ đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty và của các đơn vị thuộc Bộ... “Chúng ta phải tự cứu mình trước khi có sự phối hợp của các bộ, ngành; trước khi Thủ tướng phê duyệt phương án cuối cùng. Chúng ta thực hiện bằng trách nhiệm của mình với những việc làm cụ thể, chứ không phải chỉ lo báo cáo bằng văn bản", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, có những công việc phải thực hiện theo lộ trình đề ra, do đó, các tập đoàn, tổng công ty không phải đợi các quyết định từ Chính phủ, Bộ Công thương, phải chủ động triển khai thật tốt để giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.
Đối với các nhiệm vụ chung, Bộ trưởng chỉ đạo, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, các chủ đầu tư phải bám sát nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương để đôn đốc điều tra, rà soát hoạt động của dự án; quyết liệt trong tổ chức doanh nghiệp, kiện toàn bộ máy nhân sự; khai thác các cơ hội từ thị trường để nâng cao hoạt động, tiết giảm chi phi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, tạo cơ hội cho các bước tiếp theo như bán vốn...
Về bộ máy nhân sự, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty rà soát, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Công thương giao cho. Trường hợp người đứng đầu không thực hiện đúng trách nhiệm, không chấp hành đúng pháp luật thì phải thay thế, kiện toàn lại để đảm bảo hiệu quả quản lý.
Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ rà soát, cập nhật thông tin, gửi Vụ Kế hoạch là đầu mối để hoàn thiện báo cáo liên quan đến lộ trình và kế hoạch triển khai xử lý 12 dự án hoạt động kém hiệu quả; trình báo cáo lên Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội vào ngày 30/9.
Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch, ngay đầu tháng 10 lên kế hoạch về việc phân công công việc cụ thể cho các đơn vị trong Bộ; phối hợp với các chủ đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty để triển khai thực hiện quyết liệt việc xử lý dứt điểm 12 dự án trong thời gian tới.
Quyết liệt xử lý từng DA
Cuộc họp đã thống nhất những nội dung công việc chủ yếu Bộ Công thương, tập trung xử lý trong thời gian tới, cụ thể trong năm 2017. Theo đó, hoàn thành xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ sau.
Xây dựng dự thảo báo cáo Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian qua, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017. Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện kèm theo cam kết và lộ trình xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp đối với xử lý các khó khăn, tranh chấp của các hợp đồng EPC; trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét cho gia hạn đến hết quý I/2018.
Triển khai thực hiện và thông tin đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trưởng ban chỉ đạo đối với các kiến nghị đề xuất của các dự án, doanh nghiệp. Trong đó: Về kinh phí khởi động lại NM Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, NM Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Đối với việc xử lý tàu 104.000 DWT của Công ty TNHH MTV CN Tàu thủy Dung Quất: Lãnh đạo Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương chỉ đạo thuê tư vấn xác định giá trị để làm cơ sở kiểm toán, quyết toán bàn giao tàu.
Đối với Dự án NM Bột giấy Phương Nam, Bộ Công thương xác định tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, làm việc với các bộ, ngành để xem xét các đề xuất hỗ trợ các cơ chế, chính sách đối với xử lý các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp.
Đến hết năm 2018, Bộ Công thương phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp; đến năm 2020, phải hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.
Cả giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Công thương xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Riêng về việc xử lý các dự án yếu kém, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định sẽ tiếp tục có những chỉ đạo sát sao và có các cuộc họp với các đơn vị để tìm giải pháp xử lý dứt điểm.
Khánh Yên
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM