Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng nông thôn mới: Cần có những chính sách phù hợp cho từng địa phương

Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2010 – 2020 bước đầu đã có những thành công nhất định ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, ở những địa phương đã hoàn thành chương trình nông thôn mới, người dân vẫn có những mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng của chương trình xây và tháo gỡ những khó khăn.

Quan tâm đến môi trường sống

Theo quy định, địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM phải hoàn thành 19 tiêu chí. Trong đó, muốn đạt tiêu chí môi trường phải hoàn thành 5 nội dung gồm: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt 75%; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường, có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

Để tìm hiểu về những kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, chúng tôi đã về thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội (Đông Anh – Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Như đang chăm sóc cho ruộng rau vụ đông của nhà mình, bà chia sẻ "Xã của chúng tôi đã đạt nông thôn mới, kể từ khi đạt được danh hiệu này đời sống của bà con nông dân chúng tôi đã thay đổi rất nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao, điện sinh hoạt ổn định hơn trước, đường làng ngõ xóm của chúng tôi không còn là đường đất lầy lội như trước kia".

Khi được hỏi về mong muốn của bà khi xã của mình đã đạt được NTM, bà Như cho biết, “Mong muốn thì có nhiều, nhưng cá nhân tôi chỉ mong sao chính quyền giải quyết triệt để nạn ô nhiễm môi trường”.

Bà Như cho biết trước đây rơm rạ sau khi thu hoạch lúa được nông dân mang về nhà làm chất đốt, thức ăn cho trâu bò trong mùa lạnh để đảm bảo sức kéo, nhưng nay thì nay người dân chúng tôi không sử dụng đến rơm, rạ nữa.

Xây dựng nông thôn mới: Cần có những chính sách phù hợp cho từng địa phương - Hình 1

Người dân đốt rơm tại cánh đồng khiên không khí ngột ngạt, ô nhiễm

Thay vì mang về thì đến nay nông dân đốt số rơm, rạ này tại ruộng, đến mùa thu hoạch cả cánh đồng rộng lớn thế này mù mịt khói rơm, có những hôm nóng nực, trời oi bức rất khó chịu, không khí đã ngột ngạt thì càng ngọt ngạt hơn, chính vì vậy chúng tôi muốn chính quyền giải quyết được ô nhiễm này.

Ông Nguyễn Tiến Thoại, Chủ tịch UBND xã Dương Xá (Gia Lâm – Hà Nội) cho biết. Dương Xá đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Gia Lâm từ năm 2015. Đến nay mong muốn của nông dân ở đây là được nâng cao chất lượng của chương trình nông thôn mới và mong muốn xử lý được triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây.

Trao đổi với chúng tôi ông Thoại cho biết, môi trường của người dân nông thôn trước kia nói chung và của Dương Xá nói riêng là một hệ thống ao, hồ, kênh, mương được thông với nhau. Chính vì vậy khả năng tiêu thoát nước rất nhanh khi có mưa lớn, chất thải sinh hoạt được xử lý một cách tự nhiên và chảy ra bên ngoài vì thế không mấy ô nhiễm môi trường.

Đến nay hệ thống ao, hồ này đã bị san lấp để xây dựng các công trình dân sinh và nhà ở của nhân dân, chính vì vậy, việc điều hòa không khí mất tính cân bằng. Nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp qua các hệ thống thoát nước trong địa bàn thôn, xóm lộ thiên. Rác mặc dù đã được thu gom nhưng chậm xử lý dẫn đến việc môi trường ô nhiễm nặng, nhất là vào những tháng mùa hè.

Muốn xử lý được vấn nạn này cần phải có một sự đầu tư lớn cho hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý rác thải dân cư, sinh hoạt. Tuy nhiên để đầu tư được hệ thống thoát nước, những công trình xử lý rác khu vực nông thôn là một việc làm ngoài sức của chính quyền địa phương và nhân dân, vì vậy rất cần được nhà nước đầu tư, hỗ trợ và xây dựng các công trình xử lý rác thải nông thôn để bảo đảm cho môi trường trong sạch.

Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp

Đến với vùng đất Văn Giang (Hưng Yên). Chúng tôi cảm nhận được nơi đây, với thuận lợi là một vùng đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng nên đất đai ở đây rất màu mỡ, phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Bình, ở Phụng Công (Văn Giang) cho biết, gia đình chúng tôi đã chuyển nghề từ làm ruộng sang trồng cây cảnh đã khá lâu. Trước kia khi mới bắt đầu chuyển đổi còn rất khó khăn, nhưng bây giờ thì đỡ hơn rất nhiều.

Có nghề trồng cây cảnh, ông Bình đã thu lợi hàng năm lên đến cả tỷ đồng, so sánh với với nghề trồng lúa trước kia lợi nhuận tăng nhiều mà lại không vất vả.

Điều mà ông  Bình trăn trở, sau khi xã của ông đã đạt chuẩn NTM đó là diện tích đất nông nghiệp dùng cho phát triển kinh tế trang trại vẫn chưa được chú trọng. Muốn mở rộng để phát triển kinh doanh cũng không thể vì diện tích đất nông nghiệp của gia đình chỉ có hạn. Do vậy nó hạn chế nông dân ở đây đầu tư để phát triển kinh tế.

Ông Lê Hồng Thái ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Tảo (Khoái Châu – Hưng Yên) chia sẻ, gia đình chúng tôi bây giờ không còn trồng lúa nữa, từ khi thực hiện nông thôn mới nhiều người dân ở xã Đông Tảo đã chuyển sang chăn nuôi lợn. Đây là một trong những nơi cung cấp lợn thịt cho cơ sở chế biến thực phẩm trên cả nước.

Xây dựng nông thôn mới: Cần có những chính sách phù hợp cho từng địa phương - Hình 2

Ông Lê Hồng Thái với giống gà Đông Tảo nổi tiếng của quê hương mình

Ngoài chăn nuôi lợn chúng tôi cũng đã khôi phục lại nghề chăn nuôi truyền thống với giống gà Đông Tảo nổi tiếng từ xa xưa, nhưng để phát triển thành trang trại chăn nuôi tập trung thì cần phải có đất để xây dựng. Tuy nhiên không thể có đất để đầu tư và xây dựng trang trại tập trung chăn nuôi được.  Vì vậy, gia đình chúng tôi và hầu hết các gia đình khác trong địa phương chủ yếu chăn nuôi trên phần diện tích đất của mình, vừa không rộng vừa mất vệ sinh môi trường.

Xây dựng nông thôn mới: Cần có những chính sách phù hợp cho từng địa phương - Hình 3

Do diện tích đất có hạn nên việc chăn nuôi không thể mở rộng như mong muốn

Cùng chung với mong muốn của ông Bình, ông Lê Hồng Thái cũng rất muốn trong quá trình nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, những người nông dân đã chuyển đổi sản xuất có thêm được nhiều đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế, tăng thu nhập tạo việc làm cho những lao động ở đây.

Cần thay đổi chính sách cho phù hợp

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được tổ chức ngày 27/11/2018, tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ: “Tôi không muốn nêu thành tích quá nhiều, mà chủ yếu tôi muốn nói những bất cập, tồn tại để chúng ta khắc phục, làm sao tốt hơn trong thời gian tới”.

Đó là Đầu tư cho nông nghiệp còn khá thấp trong khi số dân làm nông nghiệp khá cao;  số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1%, tổng số 7.600 doanh nghiệp, trong đó đa phần là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; việc huy động vốn, tiếp cận các dịch vụ tín dụng, ngân hàng còn hạn chế, chi phí vốn cao; việc áp dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nhìn chung còn yếu, công nghệ lạc hậu, tỉ lệ giá trị chất xám trong giá thành sản phẩm nông nghiệp chưa cao, dẫn đến 90% hàng nông sản Việt Nam là xuất nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, tỉ lệ thải loại rất cao; vẫn còn tình trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức, không đúng quy định trong nông nghiệp, đặc biệt là việc kiểm soát dự lượng kháng sinh, chất cấm.

Luật Đất đai năm 2013, đã có những tác động tích cực, tuy nhiên việc giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún, quy mô nhỏ, khó có thể cơ giới hóa, hiện đại hóa và tiến hành thực hiện nền sản xuất lớn (quy mô trang trại của hộ gia đình Việt Nam vào loại nhỏ nhất ở Đông Nam Á và trên thể giới). Canh tác quy mô nhỏ, manh mún và phân tán vẫn còn phổ biến (trung bình 0,18 ha/thửa đất và 2,5 thửa đất/hộ gia đình). Dịch vụ phát triển chưa đủ mạnh để thu hút khu vực nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn. Số địa phương kết quả đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp. Thu nhập của một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn.

Cần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phải đặt vấn đề thị trường trước khi sản xuất để hạn chế tối đa tình trạng được mùa mất giá.

Chỉ đạo của Thủ tướng trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng đã phần nào nói lên được tâm tư và nguyện vọng của những người nông dân tại những địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Với sự chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, các cơ quan cần sớm có những rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có như vậy chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước mới trọng vẹn thành công.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500
Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4897/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500.

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc ủng hộ 2,5 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào thiệt hại sau bão, lũ
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc ủng hộ 2,5 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào thiệt hại sau bão, lũ

Sáng 20/9, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, Đoàn công tác huyện Krông Pắc đã trao số tiền 2,5 tỷ đồng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía bắc khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 (Bão Yagi)...

7 thương nhân đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024
7 thương nhân đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024

Sáng 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.

Cảnh sát giao thông, trật tự Công an thành phố Hạ Long sát cánh cùng nhân dân trong cơn bão Yagi
Cảnh sát giao thông, trật tự Công an thành phố Hạ Long sát cánh cùng nhân dân trong cơn bão Yagi

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất, tài sản của nhân dân, để đảm bảo trật tự ATGT trước, trong và sau bão, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an thành phố Hạ Long (Đội CSGT-TT CATPHL) đã tăng cường tối đa lực lượng, sát cánh cùng nhân dân trước, trong và sau khi bão Yagi đổ bộ .

Gia Lai: Một Đội QLTT xử phạt 432 triệu đồng do vi phạm về thương mại điện tử
Gia Lai: Một Đội QLTT xử phạt 432 triệu đồng do vi phạm về thương mại điện tử

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, các đơn vi trực thuộc Cục đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả, chỉ riêng Đội QLTT số 2, trong 9 tháng qua đã xử phạt 432.000.000 đồng do vi phạm về TMĐT…

Samsung công bố Galaxy Tab S10 vào ngày 26/9
Samsung công bố Galaxy Tab S10 vào ngày 26/9

Galaxy Tab S10 là mẫu máy tính bảng tiếp theo sẽ được Samsung giới thiệu đến người dùng toàn cầu.