WHO: Các nước cần nới lỏng các biện pháp phòng dịch theo kiểu chậm mà chắc
"Chúng tôi khuyến cáo các nước cần thận trọng vì đỉnh dịch vẫn chưa qua. Nhiều quốc gia có tỉ lệ phủ vaccine thấp cùng rất nhiều người có nguy cơ cao trong cộng đồng", bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói trong cuộc họp trực tuyến ngày 1-2.
Theo bà Maria Van Kerkhove, dịch ở nhiều quốc gia vẫn chưa đạt đỉnh và các nước cần nới lỏng các biện pháp phòng dịch theo kiểu chậm mà chắc. Vì vậy, bây giờ không phải là lúc để dỡ bỏ tất cả biện pháp phòng dịch cùng một lúc, phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp cũng như dỡ bỏ biện pháp phòng dịch chậm rãi và từng bước.
Cùng ngày, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, WHO đang lo ngại về việc "một số quốc gia có quan điểm rằng nhờ vắc xin và biến thể Omicron lây lan nhanh nhưng ít nghiêm trọng hơn, việc ngăn ngừa virus lây lan không còn khả thi và cũng không cần thiết nữa".
Ông Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cũng có nhận định tương tự trong cuộc họp. Ông Mike kêu gọi các nước nên có chiến lược cụ thể chứ không mù quáng làm theo các nước khác.
"Không phải nước nào cũng có hoàn cảnh giống nhau. Những nước mở cửa nhanh cũng cần đảm bảo năng lực để đóng cửa nhanh", ông Mike nói.
Trong bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 01/02, WHO cho biết biến thể Omicron chiếm hơn 93% tổng số ca Covid-19 ghi nhận được trong tháng qua, bao gồm các dòng phụ như BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. BA.1 và BA.1.1 là các dòng phụ đầu tiên của Omicron được ghi nhận. Hai dòng phụ này vẫn chiếm hơn 96% tổng số ca Omicron theo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu công khai về Covid-19 GISAID. Tuy nhiên, ở Châu Âu và Châu Á, dòng phụ BA.2 đang bắt đầu vượt trội hơn BA.1. WHO cho biết BA.2 đã có mặt ở 57 quốc gia. Ở một số nước, BA.2 chiếm hơn một nửa số ca mắc mới liên quan tới Omicron.
Theo WHO, vẫn còn rất ít thông tin về sự khác biệt của các dòng phụ của Omicron nhưng một số nghiên cứu ban đầu cho rằng BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn các dòng phụ đầu tiên.
Một vấn đề nữa WHO cảnh báo, đó là núi rác thải y tế sau Covid-19. Hàng chục ngàn tấn chất thải y tế tạo ra trong 2 năm qua đã gây ra áp lực lớn lên hệ thống xử lý. Số rác thải y tế dự báo sẽ tăng thêm nếu không có cách sử dụng hợp lý và tái sử dụng.
Theo WHO, chất thải y tế không chỉ đơn giản là kim tiêm hay găng tay y tế mà còn gồm nhiều thứ khác như đồ bảo hộ cá nhân (PPE). Báo cáo của WHO chỉ xem xét số vật dụng y tế do Liên Hiệp quốc (LHQ) phân phối do các yếu tố khách quan về số liệu. Đã có khoảng 1,5 tỉ bộ PPE - tương đương 85.000 tấn nhựa - được các cơ quan của LHQ mua và phân phát từ tháng 03/2020 đến tháng 11/2021. Con số nghe tuy lớn nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ tính trên toàn cầu, theo Hãng tin Reuters. Phần lớn trong số 85.000 tấn PPE này đã trở thành chất thải y tế. Gần 140 triệu bộ xét nghiệm Covid-19, với khả năng tạo ra 2.600 tấn nhựa và 731.000 lít chất thải hóa học, cũng được LHQ phân phối tới các nước.
Khoảng 97% lượng nhựa tạo ra từ các bộ xét nghiệm được xử lý theo cách phổ biến nhất là đốt. 8 tỉ liều vaccine được sử dụng trên toàn cầu cũng tạo ra thêm 144.000 tấn chất thải dưới dạng lọ thủy tinh, ống tiêm, kim tiêm và hộp an toàn.
Nguyễn Dương
Tin mới
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
Ngày 17/09/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh, điểm khởi đầu của một hành trình nhân văn, tràn đầy hoài bão với những bước đi tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khai tử McDonald's Bến Thành: Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Vỏn vẹn trong một tháng, 2 thương hiệu F&B nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ là Starbucks và McDonald's đều đưa ra thông báo về việc dừng hoạt động các chi nhánh “đắc địa” của mình. Điều này dấy lên câu hỏi, liệu Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Lạng Sơn: Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Văn Lãng
Sáng 17/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lạng Sơn phối hợp với Công ty TNHH Tổng đại lý Bảo hiểm Khánh An – Văn phòng tổng đại lý AIA Lạng Sơn 1, chi nhánh Lạng Sơn tổ chức Chương trình “Hành trình cuộc sống”, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Công tác khôi phục cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ cơ bản hoàn thành
Đến ngày 17/9, công tác khôi phục cung cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ đã cơ bản hoàn thành. Riêng tại tỉnh Quảng Ninh, đã khôi phục cung cấp điện cơ bản cho các thành phố, huyện với tỷ lệ trên 85% phụ tải.
TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU về lãnh đạo thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kiên Giang: Thu giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom không thuộc sở hữu
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 140 chai LPG (loại 12kg), nhãn hiệu DUY PHAT tại địa bàn huyện Tân Hiệp.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9