Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc thiết lập “vùng xanh” duy trì sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ "vùng xanh" trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương...

Ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực sắp xếp, ổn định hoạt động, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, góp phần cùng tỉnh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 song bằng các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn kết hợp với địa bàn an toàn và nỗ lực từ chính doanh nghiệp, đến thời điểm này, Vĩnh Phúc chưa có doanh nghiệp nào phải đóng cửa, không có phân xưởng nào phải dừng sản xuất và cũng không để lao động nào bị mất việc từ đại dịch Covid-19.

Qua khảo sát điều tra, nếu như ở thời điểm năm 2020, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc triển khai các biện pháp sản xuất kinh doanh do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội hoặc thiếu nguồn nguyên liệu, xuất nhập khẩu do nước ngoài siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại các cửa khẩu thì những tháng đầu năm 2021, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Linh hoạt, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh để giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống công nhân lao động.
Linh hoạt, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh để giữ ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống người lao động

Đồng thời, linh hoạt hơn trong điều chỉnh, sắp xếp lại các dây chuyền sản xuất phù hợp với từng thời điểm; duy trì thông tin liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp nguyên vật liệu, bảo đảm không để đứt gãy chuỗi sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Qua đó, không chỉ giúp môi trường đầu tư của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 được cải thiện rõ rệt với hơn 600 doanh nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký hơn 7.000 tỷ đồng mà còn góp phần quan trọng đưa tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh lên mức 14,21% - cao nhất kể từ năm 2015 trở lại đây.

Rút kinh nghiệm từ các địa phương xuất hiện các ca lây nhiễm Covid-19 trong địa bàn khu công nghiệp, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang duy trì nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động xây dựng phương án “3 tại chỗ”; “1 cung đường, 2 điểm đến”; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời; lắp camera giám sát; tổ chức phân khu làm việc theo đơn vị, bộ phận; phương án phòng chống lây nhiễm tại nhà ăn; test nhanh Covid-19 định kỳ cho cho người lao động làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm cao; đăng ký và tổ chức tiêm vắc-xin phòng, chống Covid-19 cho cán bộ, công nhân lao động…

Đặc biệt, từ ngày 24/7 đến nay, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã chủ động bố trí nơi ở cho các chuyên gia, cán bộ quản lý và hỗ trợ, miễn phí tiền ăn, ở cho công nhân ngoại tỉnh; khuyến khích người lao động tham gia cuộc vận động mỗi công nhân Vĩnh Phúc giúp đỡ tối thiểu 1 công nhân lao động là người tỉnh ngoài không có chỗ ở, đang đi về hằng ngày, hiện đang ở cùng tổ, đội, dây chuyền sản xuất với mình, về nhà mình…

Tuy nhiên, từ thực tế đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành liên quan thực hiện tại 1661 cơ sở lao động, doanh nghiệp vận tải, chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh cho thấy, đến nay, mới có 34% số đơn vị thực hiện các biện pháp phòng chống dịch được cập nhật trên bản đồ an toàn Covid-19 quốc gia.

Trong khi đó, để được công nhận là “vùng xanh” an toàn, được sản xuất ngay cả trong thời gian giãn cách, bên cạnh yêu cầu bảo đảm không có F0, F1, doanh nghiệp phải hội đủ các điều kiện như: Quét mã QR bắt buộc cho toàn bộ người lao động, khách hàng, nhà thầu khi đến công ty làm việc; người lao động được test SARS-CoV-2 hằng tuần, thực hiện nghiêm 5K trước, trong và sau khi làm việc...

Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết 31 về triển khai một số biện pháp, thực hiện mục tiêu duy trì và giữ vững tỉnh Vĩnh Phúc là "vùng xanh an toàn về Covid-19”. Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện nghị quyết này, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 215 về triển khai “vùng xanh” trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong kế hoạch là phải đưa Vĩnh Phúc là vùng an toàn về dịch, vừa chống dịch tốt vừa duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh; phấn đấu 100% các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp là “vùng xanh”.

Để xây dựng thành công các mô hình xanh trong doanh nghiệp, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ và đề ra các giải pháp cụ thể; giao các sở, ngành, địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dịch vụ trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định trong công tác phòng chống dịch của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh; tổ chức thường xuyên, đột xuất đánh giá nguy cơ lây nghiễm dịch bệnh để kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp. Đồng thời, yêu cầu chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp an toàn, công nhân, người lao động có nguy cơ phải được định kỳ xét nghiệm sàng lọc; điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, bố trí lao động hợp lý, làm việc trực tuyến để hạn chế việc ra, vào tỉnh.

Tất cả các doanh nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất “3 tại chỗ”; tạo dây truyền sản xuất, phân xưởng sản xuất theo hướng độc lập, hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa các nhóm công nhân, dây truyền sản xuất với nhau, các phân xưởng với nhau; đẩy mạnh các phong trào thi đua theo phương châm “một cung đường, 2 địa điểm” và phấn đấu 1 người Vĩnh Phúc giúp đỡ một người lao động ngoại tỉnh làm cùng tổ, phân xưởng, dây truyền sản xuất; chủ động phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện xét nghiệm sàng lọc vi rút SASR-CoV-2, đăng ký tiêm phòng cho công nhân, người lao động, quyết tâm duy trì, thiết lập “vùng xanh” tới từng tổ sản xuất, từng phân xưởng trong các doanh nghiệp.

Trước chủ trương, kế hoạch của tỉnh về xây dựng “vùng xanh” an toàn, đa số doanh nghiệp khi được hỏi đều cho rằng, việc làm này sẽ mang lại sự an tâm cho người lao động và doanh nghiệp. Thông qua mô hình đó, nhận thức của người lao động được nâng cao, có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch nhất là thực hiện nghiêm quy định “1 cung đường, 2 điểm đến”, chỉ đến công ty và đi về nhà, không tụ tập hoặc tham gia các hoạt động tập trung đông người, không cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.

Đặc biệt, việc thực hiện “vùng xanh” sẽ góp phần quan trọng tạo vành đai bảo vệ an toàn để giữ vững và ổn định sản xuất kinh doanh, nhờ đó, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập và thực hiện tốt các chế độ chính sách, phúc lợi cho người lao động.

Đồng thời, các doanh nghiệp mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của tỉnh giúp vượt qua giai đoạn khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa chống dịch tốt, vừa sản xuất, kinh doanh an toàn.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.

Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó

Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.

Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.