VIMC: Những bước chuyển mình mạnh mẽ
Ngày 18/8/2021, tròn một năm chính thức chuyển đổi hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần cùng thương hiệu mới VIMC. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong mọi hoạt động.
Bứt phá sau 1 năm cổ phần hóa
Bước sang mô hình hoạt động mới với kỳ vọng về một sự phát triển đột phá, nhưng 1 năm qua lại là năm không ít khó khăn, thách thức. Đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế trong nước. Ngành hàng hải Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
Trước các khó khăn đó, VIMC đã quyết liệt thực hiện đổi mới mô hình quản trị, ban hành các quy chế quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, áp dụng bộ quy tắc quản trị theo thông lệ tốt nhất do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành. Mô hình quản lý của VIMC đã đúng định hướng và có kết quả như kỳ vọng, các đơn vị thành viên cũng mạnh hơn và hoàn toàn chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, VIMC đã thực hiện cuộc lột xác với chương trình Chuyển đổi số triệt để, đồng bộ. Đến nay, VIMC đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số. VIMC hiện đang áp dụng hệ thống báo cáo thông minh MIS-BI, giúp đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức, các lĩnh vực gồm tài chính, kinh doanh, khách hàng, sản xuất, lao động, đầu tư. Triển khai phần mềm cảng điện tử E-Port tại Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng; Cổng Online Booking cho các đơn vị kinh doanh vận tải, khai thác tàu container…
Nhờ triển khai hiệu quả các biện pháp và nắm bắt tốt cơ hội thị trường, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên đã đạt được kết quả rất tốt trong năm 2021.
Tính đến hết tháng 6/2021, các doanh nghiệp khối Cảng đạt sản lượng vận chuyển 67 triệu tấn hàng, doanh thu đạt hơn 4.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.004 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Điểm sáng lớn là các cảng như: Cảng Hải Phòng, Cảng Quy Nhơn, Cảng Sài Gòn đều có sản lượng, doanh thu, lợi nhuận tăng vượt kế hoạch. Các nhóm cảng liên doanh ở phía nam cũng đạt lợi nhuận cao, chiếm 35% thị phần container khu vực cảng Cái Mép Thị Vải.
Khối doanh nghiệp vận tải biển sau một thời gian dài thua lỗ cũng đã bắt đầu có lợi nhuận khi nhiều tàu đã ký được hợp đồng cho thuê với giá tốt so với năm trước. Sản lượng vận tải biển đạt hơn 12 triệu tấn, bằng 117% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận luỹ kế là 95 tỷ đồng..
Sự chung sức, đồng lòng vượt khó của các doanh nghiệp thành viên đã giúp lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty hoàn thành kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng hoạt động với doanh thu hợp nhất đạt 6.220 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 1.118 tỷ đồng Với kết quả ấn tượng ở hầu hết lĩnh vực hoạt động, cùng triển vọng phát triển bền vững, thời gian qua cổ phiếu MVN của VIMC đã trở thành một trong những cổ phiếu được quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kỳ vọng vào sự tăng trưởng vượt bậc trong tương lai
Năm 2021 là năm đầu thực hiện chiến lược phát triển 5 năm của VIMC sau khi được chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần. Đại hội cổ động của Tổng công ty ngày 22/4/2021, đã thông qua Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2021 với nhiều dự án đầu tư phát triển nhằm đưa Tổng công ty bước vào giai đoạn phát triển mới.
Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, mục tiêu của VIMC là củng cố và phát triển hệ sinh thái tích hợp, kết nối hoạt động Vận tải biển – Cảng biển – Dịch vụ logistics. VIMC sẽ đẩy mạnh việc tái cơ cấu đội tàu theo hướng phát triển đội tàu vận tải container tải trọng lớn, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng các Bến số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, dự án nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; dự án cảng Liên Chiểu… việc chú trọng đầu tư cảng nước sâu, có khả năng đón các tàu container tải trọng lớn này sẽ là yếu tố quan trọng khiến cho các đối tác nước ngoài, các hãng tàu nổi tiếng thế giới mở rộng hợp tác với VIMC.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, VIMC sẽ tập trung xây dựng hệ thống tổng hợp và khai thác dữ liệu lớn (Big data), xây dựng nguồn lực công nghệ thông tin theo hướng tập trung và chuyên môn hóa.
Theo Chủ tịch HĐQT Lê Anh Sơn: “Tinh thần của VIMC là các doanh nghiệp phải phát huy mọi tiềm năng của mỗi thành viên, hợp lực và phối hợp với các doanh nghiệp khác để đưa VIMC vươn lên vị thế dẫn đầu. Mọi hoạt động phải hướng tới những điều khách hàng cần, lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của Tổng công ty khi bước vào giai đoạn phát triển mới. Năm 2021 và những năm tiếp theo VIMC sẽ là năm sáng tạo, hiệu quả của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam''
Chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020 đến nay vẫn diễn biến phức tạp, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp khai thác cảng biển của VIMC đã không ngừng nỗ lực và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Đơn cử như tại các Cảng phía Nam, trong thời điểm này với việc đón nhiều tàu có trọng tải lớn từ các hãng tàu quốc tế có số lượng hàng hóa vận chuyển tại Cảng rất lớn, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp phòng dịch nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động mà vẫn duy trì khai thác có hiệu quả. Thực hiện sản xuất theo mô hình “ 3 tại chỗ”, đồng thời chia thành hai kíp luân phiên nhau.
Chính việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, sự linh hoạt trong kinh doanh nên hoạt động lưu thông hàng hóa tại các Cảng của VIMC vẫn được đảm bảo, hàng container đi các nước và container nôi địa vẫn được duy trì đều đặn. Toàn bộ các cảng của VIMC vẫn hoạt động liên tục, đều đặn, không bị gián đoạn do dịch bệnh. Với những giải pháp chủ động, sáng tạo trên đã mang lại cho VIMC sức bật mới để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh tại Việt Nam.
Trong hơn 1 năm qua, VIMC đã có các hoạt động hỗ trợ, tham gia phòng, chống dịch như ủng hộ 50 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine Covid-19; tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ đối với các địa phương, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch (các doanh nghiệp thành viên của VIMC đã hỗ trợ các địa phương với tổng số tiền gần 15 tỷ đồng).
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, VIMC đã triển khai Cầu Hàng hải cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí đối với hàng hóa, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho các tỉnh, thành phố đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội.
Đến nay, Cầu Hàng hải VIMC đã tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và bàn giao hàng nghìn tấn hàng hóa của các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp quyên góp, ủng hộ đến đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Việc thiết lập Cầu Hàng hải vận chuyển miễn phí hàng hoá chống dịch của VIMC đã góp phần tạo Luồng Xanh trên biển theo chỉ đạo của Bộ GTVT, kịp thời đưa nhanh hàng hoá đến các tỉnh thành phía Nam góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống dịch.
Những nỗ lực của VIMC trong việc thực hiện Cầu “Hàng hải” không chỉ thể hiện vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải mà còn thể hiện tinh thần phát triển doanh nghiệp bền vững gắn với trách nhiệm cộng đồng đang được VIMC duy trì và phát triển.
Trần Mạnh
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường