Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viết tiếp bài- Xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội): Có sự tiếp tay cho lấn chiếm đất công?

Theo chủ trương của chính quyền thôn Đông Ngàn những năm 1996 – 1997, cán bộ thôn và các tổ chức đã họp v

Bài 1: Lấn chiếm đất xây dựng trái phép

Bài 2: “Ba đời” trưởng thôn thi nhau bán đất công

Bài 3: Nhập nhèm tiền xây dựng hòng chiếm đoạt

Theo chủ trương của chính quyền thôn Đông Ngàn những năm 1996 – 1997, cán bộ thôn và các tổ chức đã họp và thống nhất sẽ làm lại toàn bộ hệ thống đường dân sinh, xây dựng môi trường trong sạch trong khu dân cư…

Đình thôn Đông Ngàn

Một số cán bộ thôn làm ăn khuất tất

Chủ trương nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân ở đây. Tuy nhiên, một số cán bộ thôn đã lợi dụng chủ trương này để làm ăn bất chính, nâng khống giá trị xây dựng, viện cớ dân không trả nợ tiền thi công nên đã tự ý “cắt đất để trả nợ” bằng một hợp đồng đổi đất vi phạm pháp luật.

Để có kinh phí xây dựng hệ thống đường dân sinh của thôn, một số cán bộ thôn đã họp và thống nhất nguồn kinh phí được thu của các hộ gia đình trong thôn đã lấn chiếm đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP. Theo đó, số tiền các gia đình phải nộp từ 100.000 - 200.000 đồng/m2 cho từng khu vực (mức thu đã được thống nhất trong hội nghị nhân dân năm 1995 của thôn).

Tổng số tiền thu của dân để làm đường dân sinh bằng việc hợp thức hóa đất nông nghiệp theo Nghị định 64 cho các hộ gia đình là 205.600.000 đồng. Chi phí làm đường dân sinh hết 191.299.040 đồng. Như vậy, còn thừa 14.300.960 đồng.

Việc thi công làm đường dân sinh được chính quyền thôn giao cho ông Nguyễn Thường Thanh thực hiện. Đất đã bán, tiền đã thu, nhưng trong quá trình thực hiện thi công làm đường dân sinh, ông Thanh không hề có bất cứ hồ sơ hay tài liệu - sổ sách nào liên quan đến việc xây dựng đường dân sinh để công khai trước nhân dân?

Chỉ đến khi hoàn thành công trình, các ông Nguyễn Đức Lực (Trưởng thôn năm 1996 – 1997, sau làm bí thư Chi bộ), ông Phạm Văn Thắng là Trưởng thôn kế nhiệm cùng ông Nguyễn Thường Thanh quyết toán ăn chia với nhau, nâng khống giá trị hoàn công, sau đó ông Thanh buộc chính quyền và nhân dân phải trả nợ tiền làm đường còn thiếu bằng 4.000 m2 đất cho mình (?!). Việc làm này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Người dân phản ảnh: “Chúng tôi không hề nợ tiền xây dựng làm đường dân sinh của ông Thanh, tại sao ông Thanh lại bắt chúng tôi và chính quyền phải trả nợ bằng đất? Nếu có nợ, tại sao ông Thanh không cung cấp chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc làm đường?”.

Năm 2003, thôn Đông Ngàn tiếp tục hoàn thiện đường dân sinh còn lại, nhưng các ông Phạm Văn Thắng, Phạm Trung Hy là trưởng thôn qua các thời kỳ cũng không hề có sổ sách thu - chi rõ ràng? Giống như đời Trưởng thôn Nguyễn Đức Lực, hai ông Phạm Văn Thắng và Phạm Trung Hy cũng đã bán hơn 1.500 m2 đất canh tác, 420 m2 đất giao theo Nghị định 64 và hơn 500 m2 đất xen kẹt trong dân. Toàn bộ số tiền bán đất này cũng không được ông Thắng và ông Hy báo cáo công khai.

Gỗ táu “biến” thành gỗ lim (?!)

Năm 2003, chính quyền và nhân dân thôn Đông Ngàn quyết định đóng góp để xây lại ngôi đình có hàng trăm năm tuổi (đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp). Cũng bằng những chiêu bài như việc xây dựng đường dân sinh những năm trước, ông Phạm Trung Hy đã đi vào những “vết xe đổ” của các cán bộ thôn đi trước, lại huy động nguồn kinh phí đóng góp của người dân, đồng thời tiếp tục bán đất để làm đình. Ông Nguyễn Thường Thanh được “tín nhiệm” chọn làm nhà thầu thi công.

Theo tố cáo và phản ảnh của người dân, quá trình xây dựng đình Đông Ngàn cũng có nhiều khuất tất, việc ký hợp đồng xây dựng với đơn vị thi công “ký một đàng – làm một nẻo”. Tất cả số lượng nguyên vật liệu khi thanh quyết toán đều tăng so với thực tế thi công, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật đều không bảo đảm. Gỗ làm đình Đông Ngàn được báo cáo trước nhân dân là gỗ táu, nhưng trong quá trình thực hiện, cán bộ thôn và một số người khi đi mua đã tự kê khai sang gỗ lim hòng ăn chênh lệch (?!). Được biết, số lượng gỗ mua về làm đình còn thừa, đã được chuyển sang làm bia tưởng niệm các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhưng một số cán bộ thôn vẫn kê khai vào để tính tiền.

Cũng như những lần thi công các công trình xây dựng trên địa bàn thôn trước đây, cán bộ thôn và ông Nguyễn Thường Thanh (sau này cũng làm Trưởng thôn, nhiệm kỳ 2005 - 2008), không hề có bất cứ tài liệu nào về việc thu - chi và hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xây dựng đình làng Đông Ngàn để công khai trước nhân dân, ngay sau khi khánh thành đình.

Không có bất cứ chứng từ nào, nhưng ông Nguyễn Thường Thanh vẫn “bắt” dân và cán bộ thôn phải trả nợ mình tiền xây dựng còn thiếu (đến nay theo báo cáo là hơn 2 tỷ đồng)?  Ngày 25/4 và ngày 20/8/2004, ông Phạm Trung Hy đã ký 02 hợp đồng giao đất trái thẩm quyền với ông Nguyễn Thường Thanh, diện tích lên đến 3.362 m2 để trả nợ. UBND xã Đông Hội đã phát hiện và ban hành Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 20/3/2007 hủy hợp đồng giao dịch trái thẩm quyền này.

Như vậy, việc tự ý lấn chiếm đất công, bán đất trái thẩm quyền, nâng khống giá trị các công trình xây dựng để buộc chính quyền phải trả nợ bằng đất, không công khai tài chính của một số cán bộ thôn qua các thời kỳ, đã bộc lộ nhiều điểm yếu kém trong công tác quản lý nhà nước ở thôn Đông Ngàn, dẫn đến một số cá nhân cố tình làm sai hòng âm mưu chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Điều lạ lùng là sự việc sai trái đã diễn ra nhiều năm và kéo dài qua các nhiệm kỳ, nhưng một số cán bộ lãnh đạo xã Đông Hội cũng không có biện pháp xử lý triệt để, thậm chí còn có biểu hiện tiếp tay cho sai phạm bằng việc đề nghị UBND huyện Đông Anh cho phép hợp thức hóa những diện tích đất đã giao cho ông Nguyễn Thường Thanh để “trả nợ tiền xây dựng”?

Sai phạm đã rõ ràng, nhưng những công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức pháp luật! Từ chỗ không giải quyết triệt để hàng loạt vụ việc - đã làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với chính quyền xã Đông Hội.

Đề nghị UBND huyện Đông Anh, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một số cá nhân là cán bộ thôn Đông Ngàn để trục lợi, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.

Thủy Hiền

Tin mới

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và PwC Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và PwC Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác

Vừa qua, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) đã tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận các kiến thức chuyên môn từ mạng lưới chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Đây là năm thứ ba PwC đồng hành với VYEA với vai trò Đối tác tri thức.

Bão số 4 vừa tan, lại xuất hiện thêm áp thấp nhiệt đới
Bão số 4 vừa tan, lại xuất hiện thêm áp thấp nhiệt đới

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) dự báo, vào hồi 4h ngày 21/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới Igme ở vào khoảng 25,2 độ vĩ bắc, 123,5 độ kinh đông, nằm bên ngoài khu vực dự báo của Philippines (PAR), cách Itbayat, Batanes 520km về phía đông bắc.

Hà Nội: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Hà Nội: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc
Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc

Đó là khẳng định của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Liên Hợp quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79.

Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ
Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Lễ an táng bà Đặng Bích Hà được tổ chức vào 6h sáng 29/9 tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ.