Việt Nam: Tăng mạnh các thương vụ M&A
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài nhờ vào những chính sách khuyến khích đầu tư, chính trị ổn định và nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
“Hút” mạnh nhờ cải thiện chính sách…
Theo nghiên cứu tổng quan của Tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL), những yếu tố kinh tế vĩ mô, việc kiềm chế tốt lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đều trong những năm qua - là lý do trở thành nguyên nhân chính thu hút đáng kể nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Cũng theo JLL, hết nửa đầu năm 2017, lượng vốn FDI chiều hướng tăng. Theo đó, Việt Nam đã thu hút khoảng 19,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 54,8% so cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng để đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.
Một thương vụ M&A vừa được Tập đoàn Đất Xanh hoàn tất thủ tục (Ảnh:Bảo Lan)
Riêng thị trường BĐS, cũng được JLL đánh giá sẽ tiếp tục sôi động và thu hút mạnh các NĐT nước ngoài năm 2017 với hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).
Đặc biệt, thời gian qua, trong phân khúc khách sạn luôn thu hút sự quan tâm với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào, bởi ngành du lịch đang khởi sắc khi hàng loạt quy định được “nới lỏng” như gia hạn visa lưu trú, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển du lịch…
“Chúng tôi dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, những thị trường khác như KCN và giáo dục đang không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân được đánh giá là phân khúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu”, Đại diện JLL nhìn nhận.
Qua quan sát của JLL, hiện có hàng trăm triệu USD đang “chờ” đổ vào BĐS Việt Nam ở hầu hết các phân khúc nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn, KCN... và các NĐT phần lớn đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Việc chọn hình thức liên doanh đang trở nên phổ biến giữa các NĐT nước ngoài và các tập đoàn trong nước. Các tập đoàn, NĐT đang nắm giữ đất đai trên thị trường, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại, cùng với khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm - sẽ đưa mối quan hệ liên doanh này triển khai thành công các mục tiêu mà hai bên đã đặt ra. JLL chia sẻ thêm.
M&A giúp nâng cao sức cạnh tranh
Cùng quan điểm với JLL, ông Lương Trì Thìn, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh nêu quan điểm, Việc DN trong nước được chọn làm đối tác chiến lược với các NĐT nước ngoài, không chỉ khẳng định được thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường, mà còn giúp DN đó nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn và các NĐT trong nước, hướng đến hoàn thành mục tiêu đã hoạch định.
Bên cạnh việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án, nhiều NĐT trong nước cũng chọn giải pháp hợp tác cho từng khâu của dự án, như: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, xây dựng, cung ứng vật liệu xây dựng, quản lý vận hành… Điều này giúp đảm bảo gia tăng các chuỗi giá trị và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, cùng tạo ra những sản phẩm an toàn, phù hợp thị hiếu thị trường.
Công ty Đô Thị Mới Thủ Thiêm vừa chính thức trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án Tara Residence (Ảnh:Bảo Lan)
Ông Thìn nêu quan điểm “Một trong những tiêu chí quan trọng cho quá trình hợp tác đó là đảm bảo chất lượng, cung cấp đúng tiến độ, định hướng thiết kế thông minh, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường cho các dự án”..
Thông thường, khi chọn một dự án để tham gia phân phối, không chỉ là vị trí của dự án, uy tín và năng lực của chủ đầu tư. Mà việc chủ đầu tư chọn lựa ký kết hợp tác với các đơn vị trong từng hạng mục, từ thi công, xây dựng, quản lý vận hành, cung ứng VLXD và cả việc chọn nhà phân phối dự án … cũng là những yếu tố tạo ra tính thanh khoản tốt của dự án.
Ông Nguyễn Văn Điềm – Tổng giám đốc công ty Đô thị Mới Thủ Thiêm cũng cho hay, đầu tháng 7 vừa qua, công ty cũng vừa hoàn tất thủ tục trở thành đơn vị phân phối đốc quyền cho dự án Căn hộ Tara Residence nằm trên mặt tiền đường Tạ Quang Bửu (Quận 8- TP.HCM).
“Ngoài vị trí tốt của dự án, thì Tara Residence cũng chọn đơn vị tổng thầu xây dựng là Công ty Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình - một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực xây dựng và đơn vị tài trợ và bảo lãnh là Ngân hàng TMCP SHB. Đó cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công đối với các đơn vị phân phối, bán sản phẩm của dự án”. Lý giải nguyên nhân hợp tác này, ông Điềm chia sẻ thêm.
Các thương vụ M&A đều diễn ra ở hầu hết các địa phương thu hút mạnh vốn FDI trên khắp cả nước. Một số thương vụ M&A “đình đám” trong thời gian qua, phải kể đến: Dự án biệt thự sân vườn Riviera Cove (TP. HCM) của Hung Phu RE Inv chuyển nhượng 40% cho Keppel Land Ltd; Khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội) của VinaCapital chuyển nhượng cho Undisclosed 50% giá trị; Moonlight Park View của Hưng Thinh Corp mua lại của Binh Chanh Construction, Dai Phuoc Lotus (Đồng Nai) của China Fortune Land Dev nhận từ Vinaland JV Vietnam Opportunity Fund; Khu đất Bau Bang Urban Area and Industrial Park (Bình Dương) của Becamex chuyển nhượng cho Paiho Group…
Dù là các dự án chưa hay đã triển khai, thì một điều dễ nhìn thấy là các thương vụ M&A diễn ra trên hầu hết các tỉnh thành. Điều này cũng hứa hẹn Việt Nam vẫn đang là một thị trường thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các NĐT trong khu vực và kỳ vọng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018.
Bảo Lan
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023