Việt Nam sau 15 năm gia nhập WTO - bước tiến dài trong hội nhập
Nhìn lại chặng đường 15 năm được kết nạp là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay (7/11/2006 - 7/11/2011), Việt Nam đã có một bước tiến dài trên đại lộ hội nhập.
Từ năm 2006 trở lại đây là giai đoạn sâu rộng, bởi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán; trong đó, có 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán đã đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đặc biệt, quá trình hội nhập cũng được khai thác hiệu quả, gắn tăng trưởng xuất khẩu với kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Vì vậy, WTO được ví như cánh cửa lớn được mở ra để Việt Nam tự tin bước tới sân chơi toàn cầu.
Vì thế, tiếp nối các chính sách và chiến lược ngoại thương của những giai đoạn trước, tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tối đa lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu và thâm nhập vào những thị trường mới.
Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu cũng dần được chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Thống kê cho thấy, nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD thì đến năm 2020 tổng kim ngạch đã lên tới 545,3 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2006; trong đó xuất khẩu đạt 282,6 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD.
Riêng 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 537,31 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 267,93 tỷ USD và nhập khẩu đạt 269,38 tỷ USD.
Đặc biệt, cán cân thương mại được cải thiện rõ nét, từ mức 14,2 tỷ USD năm 2007 và 3,7 tỷ USD năm 2015. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD năm 2016; 2,1 tỷ USD năm 2017; 6,8 tỷ USD năm 2018; 10,9 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, tiếp tục ghi nhận xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD.
Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên mức 85,1% năm 2019 và 85,2% trong năm 2020.
Trong khi đó, tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 xuống còn 1% năm 2020. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng dần, từ 28 mặt hàng năm 2016 lên 31 mặt hàng năm 2020.
Hơn nữa, việc khai thác các Hiệp định thương mại tự do cũng góp phần phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững, giảm dần phụ thuộc vào một hay một vài thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA trung bình đạt 32-34%/năm. Kết quả này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam.
Việc ký kết và thực thi một loạt các FTA, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích cực về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 10 năm, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện được 13 bậc, từ thứ hạng 68/131 vào năm 2007 đã lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu lên nhóm nửa trên. Năm 2019, WEF đã nâng hạng GCI của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp thứ 67/141 nền kinh tế.
Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là trên 1,4% mỗi năm.
Anh Minh
Tin mới
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón và Thuốc bảo vệ thực vật
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ; Kế hoạch chuyên đề về mặt hàng vật tư nông nghiệp của Cục QLTT tỉnh Đắk Nông. Đội QLTT số 1 đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn.
Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí
Bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền là 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 sẽ thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan từ ngày 24/9
Bàn giao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 về Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ sở pháp lý để Cục và các cơ quan, đơn vị hoàn tất công tác chuẩn bị cho Bệnh viện lên đường thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan vào ngày 24/9 tới.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9