Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất quan trọng phát triển vùng Mekong an toàn và bền vững

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC), các nước đánh giá hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mekong hoà bình, ổn định và phát triển bền vững.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 diễn ra ngày 16/8 tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng (giữa) dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng (giữa) dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đánh giá việc triển khai những định hướng được các nhà Lãnh đạo 6 nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mekong-Lan Thương giai đoạn 2023-2027.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mekong-Lan Thương với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mekong-Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xoá đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mekong-Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học - công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.

Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương lần thứ hai trong năm 2025.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 diễn ra ngày 16/8 tại Chiềng Mai, Thái Lan.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 diễn ra ngày 16/8 tại Chiềng Mai, Thái Lan.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong-Lan Thương. Thứ trưởng nhấn mạnh năm kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mekong-Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội, và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Để hiện thực hoá tầm nhìn phát triển đã được các nhà Lãnh đạo Mekong-Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mekong-Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mekong-Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mekong-Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong-Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một , các nước Mekong-Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Mekong-Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mekong-Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương.

Thứ ba, hợp tác Mekong-Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân sáu nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mekong-Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mekong-Lan Thương trong thời gian tới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Thông cáo báo chí chung và thông qua ba sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mekong-Lan Thương, đóng góp cho hoà bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.