Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam có nhiều thế mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Đức, Châu Âu

Đại diện các doanh nghiệp Đức bày tỏ, yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định đầu tư và kinh doanh của họ ở Việt Nam là tình hình chính trị ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác, và vận tải và logistics. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam tổ chức họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện.

Theo đó, kết quả khảo sát đánh giá việc mở cửa biên giới cùng với các chính sách quyết liệt và kịp thời của Chính phủ Việt Nam tạo động lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch. Doanh nghiệp Đức lạc quan hơn về triển vọng phát triển kinh tế trong 12 tháng tới so với thời điểm mùa thu năm 2021. 

Hình ảnh tại buổi họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện. Ảnh M.P
Hình ảnh tại buổi họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện. Ảnh M.P.

Đáng chú ý, có hơn 46% doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong năm tới. Các doanh nghiệp Đức bày tỏ, các yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định đầu tư và kinh doanh của họ ở Việt Nam là tình hình chính trị ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác và vận tải và logistics. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức nhận định, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nhờ tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do. 

Có hơn 73% doanh nghiệp Đức tin rằng, việc triển khai Hiệp định giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam làm tăng khả năng cạnh tranh của họ tại Việt Nam. Họ thường xuyên tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp Đức đánh giá những yếu tố sau là quan trọng nhất: Có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật (58,3%), chất lượng giáo dục của các ngành kỹ thuật (58,3%), và hàng rào thương mại thuế quan (56,5%). 

Theo đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, mặc dù doanh nghiệp Đức thể hiện khả năng chống chịu trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, họ vẫn đang đối mặt với các rủi ro và thách thức do sự bất ổn toàn cầu, khiến họ lo ngại hơn về sự phát triển kinh doanh trong năm tới. 

Hiện tại, họ cho rằng, rủi ro lớn nhất là giá nguyên liệu thô, sau đó là giá năng lượng và sự thiếu hụt lao động tay nghề cao. Xung đột Nga-Ukraine gây ra tác động về kinh tế đến doanh nghiệp Đức. Chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics là những vấn đề đáng lo ngại nhất. Điều này dẫn đến những thay đổi trong hoạt động đầu tư kinh doanh quốc tế của họ như điều chỉnh đánh giá rủi ro về địa điểm và tách rời về mặt kinh tế (decoupling) giữa các khu vực trên thế giới. 

Ông Robin Hoenig, Tư vấn cấp cao về chính sách thương mại (Châu Á/ASEAN) đánh giá: Việt Nam là một trong 2 nước ở ASEAN có Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) sau Singapore. Vị chuyên gia này đánh giá, đây là Hiệp định có chất lượng cao không chỉ liên quan đến việc giảm thuế quan mà cả các yếu tố phi thuế quan như: Mở cửa các thị trường hàng hóa đầu vào, yêu cầu quy định với doanh nghiệp nhà nước hay các hoạt động thương mại điện tử, phát triển bền vững…Đây là một thế mạnh của Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Đức cũng như Châu Âu đầu tư, kinh doanh.

Về giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực, bà Đào Thu Trang, Trưởng bộ phận tư vấn chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức cho biết thêm: Các doanh nghiệp Đức đang hỗ trợ đào tạo nghề song hành, chất lượng cao, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ diện tử, logistics, nhà hàng…

Không chỉ đào tạo nghề, Đức còn hỗ trợ đào tạo nhà quản lý tầm trung hiểu biết thêm các kỹ cách quản lý, cũng như tiêu chuẩn công nghiệp Đức. 

Việc có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng vận hành máy móc hiện đại, thành thạo các kỹ năng vận hành sản xuất sẽ giúp Việt Nam thu hút tốt hơn đầu tư từ Đức cũng như các quốc gia phát triển khác. 

Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu là cuộc khảo sát hàng năm của mạng lưới các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài (AHKs). Vào mùa xuân năm 2022, khảo sát nhận được phản hồi từ 4.200 doanh nghiệp Đức, chi nhánh và công ty con trên toàn thế giới cũng như các công ty có quan hệ chặt chẽ với Đức.

Kết quả cuộc khảo sát sẽ là kim chỉ nam nhằm đánh giá về tình hình phát triển và triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Đức cũng như những kỳ vọng của nhà đầu tư Đức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đối tượng tham gia khảo sát là các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đang hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau: Dịch vụ (46,4%), công nghiệp/ xây dựng (39,3%), và thương mại (14,3%). Các doanh nghiệp  nhỏ có ít hơn 100 nhân viên chiếm 64,3%. Các doanh nghiệp  tầm trung với lượng nhân viên không quá 1.000 người chiếm 7,1% và 28,6% đến từ doanh nghiệp  lớn với hơn 1.000 nhân viên. 

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.