Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam cần đổi mới phương thức tiếp cận FDI

Hiện nay, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. FDI không chỉ là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, góp phần đáng kể trong nâng cao vị thế của đất nước.

Việt Nam cần đổi mới phương thức tiếp cận FDI - Hình 1

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết năm 2018, cả nước có hơn 27.350 dự án FDI đang hoạt động, từ 130 quốc gia và vũng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư cam kết 340,1 tỷ đô la Mỹ, hơn 191 tỷ đô la Mỹ đã thực hiện. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có mặt ở tất cả các địa phương, trong đó khu vực Đông Nam bộ chiếm 43,6% tổng vốn đăng ký, đồng bằng Sông Hồng 27,2%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 15%... Về hình thức đầu tư, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71,9% trong tổng mức đầu tư đăng ký, liên doanh là 22,1 % và hợp đồng BOT, BT và BTO chiếm 4,1%...

Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng dài hạn và hiện dại hóa nền kinh tế; giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu, từng bước đưa Việt Nam tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực; bước đầu hình thành mối liên kết giữa khu vực FDI với khu vực trong nước, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; đóng góp cho ngân sách nhà nước; hỗ trợ cán cân thanh toán, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu việc làm, phát triển nguồn nhân lực, năng suất lao động của nền kinh tế và trở thành một động lực của tăng trưởng.

FDI không chỉ là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, góp phần đáng kể trong nâng cao vị thế của đất nước. Trong giai đoạn đầu, FDI đã góp phần khai thông, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn, bình thường hóa với các quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao. Chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn. FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia và vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn, nhưng kết quả thu hút FDI chưa tương xứng.

Một số dự án FDI chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp, xuất hiện những nhân tố mới có tầm ảnh hưởng sâu, rộng, kéo theo việc thay đổi chính sách của nhiều quốc gia, nền kinh tế lớn, đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách và điều chỉnh mục tiêu, định hướng thu hút, sử dụng FDI, gắn kết FDI với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Theo khuyến nghị của (Tổ chức Tài chính quốc tế) IFC, Việt Nam cần xác định mục tiêu chính của lộ trình thu hút FDI thế hệ mới phải là nâng cao năng lực đáp ứng của môi trường kinh doanh để theo kịp yêu cầu từ các nhà đầu tư đang hoạt động ở cấp độ 4.0. Nên chăng, Việt Nam thành lập “Cục Đầu tư nước ngoài thế hệ mới” thay thế Cục Đầu tư nước ngoài hiện tại. Bởi hiện nay, chức năng và nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài bị phân tán mạnh giữa nhiều bộ, ngành. Chưa có tổ chức nào ở Việt Nam có đủ năng lực, kỹ năng nhân sự và thẩm quyền đầu mối để thực hiện xúc tiến đầu tư phù hợp với FDI thế hệ mới. Theo đó, cơ quan mới sẽ có đại diện đáng kể của DN; khả năng thu hút nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng từ khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn đề nghị, cần sửa đổi toàn diện khung chính sách ưu đãi hiện hành theo quan điểm cạnh tranh dựa trên những lợi thế riêng, các tài sản chiến lược, thế mạnh của Việt Nam, thay vì chạy đua ưu đãi giữa các địa phương như trước đây. “Khẩu vị” của các nhà đầu tư thế hệ mới cũng sẽ khác, vậy nên cũng cần xác định thứ tự ưu tiên mở cửa trong thu hút đầu tư cho hợp lý.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione cho rằng, Việt Nam cần tập trung kêu gọi những dự án có chất lượng cao, nhất là gắn liền với mục tiêu tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát huy lợi thế, tiềm năng trong nước. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm, khắc phục tình trạng đến nay mức độ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu chưa sâu, chưa tối đa hóa được các lợi ích từ việc mở cửa, hội nhập quốc tế của doanh nghiệp. Vấn đề cốt lõi là làm sao thúc đẩy việc du nhập, ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ mới, hiện đại nhằm nhanh chóng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Việt Nam đang có những lợi thế cạnh tranh khá tốt, nổi bật là tình hình chính trị, xã hội ổn định; chi phí sản xuất thấp hơn các nước khác; thị trường lớn bên cạnh chính sách, chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh ngày càng cải thiện. Năm 2019, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục vào cuộc với tinh thần quyết liệt hơn, tập trung cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường và bảo đảm tính minh bạch, tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, ưu tiên những dự án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, tạo sản phẩm giá trị gia tăng cao cũng như kết hợp bảo vệ môi trường.

 Hà Trần

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.