Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục “xô đổ” mọi kỷ lục?

Bất chấp vàng thế giới giảm, hôm nay (9/5), giá vàng trong nước vẫn tăng vọt, xô đổ mọi kỉ lục trước đó. Như vậy, sau nhiều lần đấu thầu vàng thất bại, giá vàng miếng trên thị trường tiếp tục lập kỷ lục.

Đấu thầu vàng chưa đạt như kỳ vọng

Trước đó, trong lần đấu thầu đầu tiên, các doanh nghiệp không kịp chuyển tiền đặt cọc vì thông báo mời thầu được gửi sát giờ đóng cửa của các ngân hàng nên phiên đấu thầu bị hủy.

Phiên đấu thầu thứ hai được tổ chức thành công nhưng chỉ có 2/11 đơn vị trả giá với khối lượng trúng thầu 3.400/16.800 lượng vàng miếng gọi thầu.

Trong phiên đấu thầu lần thứ ba, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 16.800 lượng vàng miếng nhưng lại tiếp tục bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Tương tự, phiên đấu thầu thứ tư cũng bị hủy do chỉ có duy nhất một đơn vị tham gia.

Trong phiên đấu giá mới nhất sáng 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo, có 3 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng là 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất trong buổi đấu thầu là 86.050.000 đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 86.050.000 đồng/lượng.

Như vậy, sau 5 phiên đấu thầu, chỉ có 2 phiên tổ chức thành công với tổng lượng vàng bán qua kênh đấu thầu là 6.800 lượng vàng. Giá vàng miếng SJC tăng ngay sau phiên đấu thầu thứ hai thành công của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 8/5. Theo ghi nhận lúc 9h30, giá vàng miếng tại SJC lên mức kỷ lục mới 86,2 - 88,5 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua.

Có thể thất, dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng các phiên đấu thầu vàng lại liên tiếp bị hoãn hoặc nếu có diễn ra thì kết quả cũng không như mong đợi? Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do giá tham chiếu mà Ngân hàng Nhà nước công bố không thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Điều này đã khiến doanh nghiệp phải rất thận trọng vì phải tính toán, bảo đảm lợi nhuận sau khi trúng thầu.

Chuyên gia nhìn nhận, việc tăng cung vàng miếng ra thị trường thông qua đấu thầu để kéo giảm giá là giải pháp cần thiết và hữu hiệu trong trước mắt. Tuy nhiên, để các phiên đấu thầu tiếp theo không bị hủy, vấn đề đặt ra là cần điều chỉnh lại mức giá tham chiếu bởi muốn hạ mức giá chênh lệch nhưng lại đưa giá tham chiếu cao thì mâu thuẫn với mục đích. Phải đưa giá tham chiếu thấp hơn giá thị trường mới có thể kéo giá vàng xuống. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước vẫn đấu thầu như một đơn vị kinh doanh thay vì vai trò cơ quan quản lý can thiệp thị trường thì mục tiêu kéo gần với thế giới là rất khó.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, nguyên nhân dẫn tới việc đấu thầu chưa thành công là do giá khởi điểm để đặt cọc đấu thầu đã bị thay đổi sát giờ. Nghĩa là nguyên tắc đấu thầu đã bị thay đổi, chính lẽ đó, những người tham gia đấu thầu có tâm lí hụt hẫng. Đến cuối có ít đơn vị tham gia đấu thầu.

Lý do thứ hai là do giá vàng khởi điểm đấu thầu cao hơn giá vàng trên thị trường. Như vậy, sau khi đấu thầu, giá vàng chắc chắn sẽ tăng cao hơn nữa, đi ngược lại với mục đích kéo giá vàng đi xuống.

Thêm nữa, 2 ngày sau khi đấu thầu thành công Ngân hàng Nhà nước mới giao vàng cho doanh nghiệp. Vậy nghĩa là, Ngân hàng Nhà nước không lấy vàng từ kho bạc mà phải mua vàng tài khoản, chuyển thành vàng vật chất để giao vàng.

Trong khi đó, những doanh nghiệp vàng thường kinh doanh theo kiểu thiếu bao nhiêu mua bấy nhiêu, mua bao nhiêu bán ra bấy nhiêu, chứ không đầu cơ, tích trữ.

Vị chuyên gia này cho rằng, việc không giao vàng ngay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với doanh nghiệp. Đó cũng có thể là lý do doanh nghiệp kinh doanh vàng không còn mặn mà với đầu thầu.

Ông Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cho biết, khi tham đấu thầu thì mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận đó nếu không đạt theo kỳ vọng thì cũng khó thu hút để họ tham gia.

Trong khi đó, TS.Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh vàng họ cũng chưa thực sự thiếu vàng SJC như chúng ta tưởng.

Chưa thể “ghìm cương” giá vàng?

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đặt câu hỏi, thị trường có hơn 15 đầu mối kinh doanh vàng nhưng chỉ có khoảng 3-4 đầu mối lớn đang chi phối thị trường, ai là người quyết định mức giá 86-87 triệu đồng/lượng vàng như hiện nay? Theo vị chuyên gia này, cơ quan quản lý phải tìm ra nguyên nhân và trả lời cho việc vì sao giá vàng ngoài thị trường cao, đấu thầu lại “ế”.

Ông Ánh nhận định, giá vàng nhẫn Việt Nam đang chênh với giá thế giới khá nhiều. Thời gian gần đây, khi giá vàng miếng SJC tăng cao, xu hướng người dân chuyển qua mua vàng nhẫn, đã dẫn tới thị trường khan hiếm mặt hàng này. Phải chăng người ta đang đẩy giá vàng miếng SJC lên cao để bán vàng nhẫn? Hiện tượng vàng miếng SJC bị "chê" như vừa rồi rất có thể là do người ta đẩy giá vàng SJC lên cao một cách vô lý và không mặn mà với việc đấu thầu vàng để tiêu thụ vàng nhẫn. Và đó mới là mục tiêu kinh doanh của họ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã nhấn mạnh cần có giải pháp khắc phục hiệu quả cả về ngắn hạn và dài hạn; bảo đảm công tác quản lý vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, liên thông với các thị trường liên quan, tránh tình trạng lợi dụng tình hình để buôn lậu, đầu cơ, thao túng thị trường, kinh doanh vàng trái quy định của pháp luật để trục lợi.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh TP. HCM đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (DN) được phép kinh doanh vàng miếng trên địa bàn thành phố tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Song các nỗ lực vẫn không thể ghìm cương được giá vàng. Bất chấp các yêu cầu được đưa ra từ cơ quan quản lý, giá vàng vẫn tăng phi mã xô đổ mọi kỷ lục.

Có một điều dễ nhận thấy kể từ khi tái khởi động hoạt động đấu thầu vàng miếng sau hơn 10 năm tạm dừng, giá vàng càng ngày càng tăng. Vừa qua, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Tư cho hay, chỉ số giá vàng trong nước tăng 6,95% so với tháng trước và tăng trên 17% so với tháng 12/2023. Giá vàng đã tăng 28,62% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm, giá vàng trong nước tăng 20,75%.

Trong bối cảnh giá vàng trong nước “phi mã”, theo các chuyên gia kinh tế, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế, giải pháp căn cơ cho các vấn đề của thị trường vàng vẫn là sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP với quy định độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, độc quyền nhập khẩu nguyên liệu vàng của NHNN, cần sớm trả vàng về cho thị trường vận hành.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, NHNN cần tổ chức nhiều phiên đấu thầu và những phiên đấu thầu đó phải có một lượng vàng lớn để đổ vào trong thị trường, đồng thời phải có nhiều nhà kinh doanh vàng tham gia đấu thầu và trúng thầu thay vì số lượng khiêm tốn như hiện tại. Bên cạnh việc triển khai đấu thầu, Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng cần được sửa đổi. Nên bỏ độc quyền thương hiệu vàng quốc gia của SJC, tạo sự công bằng cho tất cả các sản phẩm trên thị trường.

Thu Trang (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.