Vì sao tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm trong khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Tại Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 11/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thông tin, tính đến hết tháng 80/2022, đã có 231 văn bản khác nhau được ban hành để quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình từ trung ương đến địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chỉ rõ, là một chương trình mục tiêu quốc gia mới, mang quan điểm đầu tư tổng thể nên chương trình rất đa dạng về nội dung chính sách, hình thức triển khai, trong khi quy mô đầu tư cho từng chính sách nhỏ với nhiều định mức quy định khác nhau.
Do đó, ông Lềnh đề xuất, cần ưu tiên tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp; hướng dẫn triển khai các hoạt động đầu tư đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch.
Thảo luận tại phiên họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh băn khoăn về số vốn đã giải ngân còn khiêm tốn so với số vốn đã bố trí, trong khi yêu cầu về thời gian chỉ còn một quý trong năm 2022 phải đạt được 91% tỷ lệ giải ngân.
Theo bà Thanh, thời gian còn lại rất ngắn, đây cũng là một chương trình khó và mới với yêu cầu tích hợp và đẩy nhanh; việc thực hiện giải ngân đều rơi vào những tỉnh miền núi và dân tộc nên có khó khăn về địa bàn và tổ chức thực hiện.
Giải trình thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông thừa nhận, việc giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số và miền núi chậm so với các nguồn vốn khác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, nguyên nhân là do thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn; việc phân cấp rất mạnh cho các địa phương; sự phối hợp chưa đồng đều…
Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp Ủy ban Dân tộc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để kịp thời sửa đổi và có các giải pháp cụ thể để giải ngân hết các nguồn vốn này.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, trước đó Bộ Tài chính đã xây dựng cơ chế chính sách, thông tư kinh phí sự nghiệp từ tháng 03/2022; đồng thời phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kinh phí của năm 2022 là 5.429 tỷ đồng.
Đến nay 07 tỉnh chưa phân bổ nguồn vốn của chương trình, 06 tỉnh chưa ban hành kế hoạch, Phó Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề sự chậm trễ của những tỉnh này là nguyên nhân từ đâu, do không chấp hành chỉ đạo của Bộ, Trung ương, Thủ tướng Chính phủ và Ban điều phối chương trình, hay do vướng mắc về thể chế và pháp luật. Cùng với đó, chưa có địa phương nào bố trí kinh phí đối ứng theo dự kiến của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định, việc triển khai Chương trình đang quá chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đến nay, văn bản hướng dẫn mới cơ bản hoàn thành, tuy nhiên còn một số văn bản của tiểu dự án vẫn chưa được ban hành.
Việc phân bổ vốn đầu tư tính đến tháng 6/2022 Chính phủ mới trình Quốc hội nhưng vẫn chưa phân bổ hết; chưa bố trí đủ vốn đối ứng, nhiều tỉnh chưa thành lập ban chỉ đạo, tiến độ giải ngân vốn cho chương trình đến thời điểm này mới đạt hơn 7%.
Thạch Thảo (t/h)
Tin mới
Lưu ý với viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán trước ngày 30/6/2022, thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tương ứng - theo quy định tại Thông tư 66/2024/TT-BTC...
Hải quan Đồng Nai quyên góp gần 260 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại từ bão số 3
Sau hai ngày phát động (16 – 17/9), toàn thể cán bộ công chức trong ngành hải quan đã tham gia đóng góp được gần 260 triệu đồng ủng hộ đến đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bắt quả tang thuyền gỗ khai thác cát trái phép trên sông Giang
Làm việc với Tổ công tác, ông Phạm Nghĩa không chứng minh được nguồn gốc 4m3 cát trên thuyền gỗ và thừa nhận số cát trên được khai thác trái phép.
Giá kim loại đồng ngày 18/9: Giảm nhẹ trên sàn Luân Đôn
Giá đồng ổn định ở mức cao gần hai tháng khi kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất một ngày trước đó đã gây áp lực lên đồng USD.
Công an TP. Thủ Đức cảnh báo lừa đảo bằng chiêu thức quyên tiền từ thiện cho vùng ảnh hưởng bão lũ
Liên tiếp những ngày gần đây xuất hiện nhiều fanpage giả mạo các cơ quan như: Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ các địa phương… với hình ảnh, thông tin giống hệt trang chính thống; kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Kê khai thông tin với nhà thầu nước ngoài trúng thầu
Ông Phạm Hiếu (TP. Hà Nội) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn kê khai thông tin nhà thầu nước ngoài theo mẫu tại phụ lục 6, kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9