Vì sao một doanh nghiệp tư nhân lại có thể dễ dàng ôm trọn 156ha đất công tại Nông trường Dừa?
Với phương thức chuyển nhượng thoái vốn Nhà nước không qua đấu giá, cùng với 745 tỉ đồng đã bỏ ra, Công ty CP Địa ốc Thành Nhơn đã thâu tóm được toàn bộ khu đất cù lao với 4 mặt là sông, rạch có diện tích 156 ha thuộc Nông trường Dừa ...
Khu đất rộng 156ha thuộc Nông trường Dừa Thủ Đức (nay thuộc phường Long Trường và Trường Thạnh, quận 9, TP HCM) đã được chính quyền TP HCM xác lập sở hữu Nhà nước từ năm 1986 nhằm tạo quỹ đất sạch phục vụ các dự án, công trình của thành phố. Quyền sở hữu Nhà nước đối với khu đất này cũng liên tục được xác lập đến những năm gần đây thông qua một loạt các văn bản của chính quyền thành phố.
Từ đất nông trường, 156 ha vườn Dừa tại phường Long Trường, quận 9 đã được chuyển đổi thành đất triển khai dự án Khu du lịch sinh thái và sân golf. Thế nhưng hơn 14 năm trôi qua, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, trong khi thương vụ chuyển nhượng thu về hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp lại diễn ra một cách liên tục, âm thầm.
Năm 2004, UBND TP.HCM chấp thuận giao Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư Khu du lịch sân golf Sài Gòn tại Nông trường Dừa, phường Long Trường, quận 9.
Đường vào Nông trường Dừa được giao đất cho Saigontourist.
Thế nhưng, đùng một cái, vào ngày 21-2-2005, ông Nguyễn Hữu Tín, khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP đã ký văn bản số 1064/UB-TM cho phép Công ty Dịch vụ và Lữ hành Saigontourist (Saigontourist), Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Du lịch Thủ Đức và Công ty cổ phần Địa ốc Thành Nhơn (thuộc Tập đoàn Novaland) thành lập Công ty Cổ phần Sài Gòn Gôn (về sau đổi thành Công ty TNHH Sài Gòn Gôn).
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Sài Gòn Gôn được thành lập bởi các cổ đông trên và bên nước ngoài là Công ty VietNam Ventures Limited. Việc thành lập Sài Gòn Gôn nhằm mục đích có pháp nhân thực hiện dự án Khu du lịch sân golf Sài Gòn tại Nông trường Dừa.
Sau khi thành lập được 2 năm, đến năm 2007, Công ty TNHH Sài Gòn Gôn được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu dự án Khu du lịch sân golf Sài Gòn tại Nông trường Dừa với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Về sau, một số cổ đông thoái vốn, còn lại 2 cổ đông là Saigontourist (vốn góp 100 tỷ đồng là giá trị một phần chi phí bồi thường đất tại phường Long Trường, quận 9) và Công ty cổ phần Địa ốc Thành Nhơn (vốn góp 100 tỷ đồng bằng tiền mặt).
Năm 2008, UBND TP.HCM phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/2.000 Khu dân cư và sân golf Vườn Dừa với quy mô khoảng 300 ha; trong đó, dự án sân golf khoảng 156 ha. Tuy nhiên ngày 26/11/2009, Thủ tướng có Quyết định số 1946/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam; trong đó, dự án sân golf vườn Dừa không nằm trong danh mục.
Vì thế, UBND TP đã điều chỉnh chức năng quy hoạch, từ dự án Khu du lịch sân golf Sài Gòn thành dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Eastern Sense. Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 6/2011, Công ty TNHH Sài Gòn Gôn xin được điều chỉnh dự án thành Khu đô thị Eastern Sense (bỏ tiêu chí du lịch), giảm chỉ tiêu dân số dự án từ 30.000 dân thành 20.000 dân.
Đầu năm 2014, Thành uỷ TP.HCM đã chỉ đạo UBND TP thu hồi chủ trương và bàn giao 156 ha Nông trường Dừa cho UBND quận 9 quản lý. Đến tháng 5/2014, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP, ký Quyết định số 2541/QĐ-UBND về việc thu hồi 156 ha nói trên đã giao cho Saigontourist để chuyển UBND quận 9 quản lý chặt chẽ, tránh lấn chiếm, xây dựng trái phép.
Đã có chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP nhưng gần nửa năm sau, Saigontourist vẫn chưa bàn giao 156 ha. Ngược lại, tháng 12/2014, Công ty TNHH Sài Gòn Gôn có công văn số 08/2014-CV-SGG về việc xin thành phố không thu hồi đất và làm dự án Khu đô thị dân cư vườn Dừa vì đã bỏ ra chi phí chuẩn bị dự án hơn 109 tỷ đồng.
Đến tháng 12/2015, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ký văn bản số 7688/UBND-ĐTTM công nhận Công ty TNHH Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư dự án giai đoạn 1 - xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu dân cư đô thị tại khu vực Nông trường Dừa với diện tích 156 ha.
Tuy nhiên, hết thời hiệu giấy chứng nhận chủ đầu tư mà dự án chưa được triển khai, ngày 5/12/2016, ông Nguyễn Hữu Tín ký công văn số 13681/VP-KT yêu cầu Sở Xây dựng tham mưu đề xuất UBND TP.HCM gia hạn thời gian hiệu lực công nhận Công ty TNHH Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư dự án.
Sau đó, UBND TP chấp thuận chủ trương gia hạn hiệu lực công nhận Công ty TNHH Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư. Dù nhiều lần được UBND TP gia hạn hiệu lực trong giấy chứng nhận đầu tư nhưng theo xác nhận của Chi cục Tài chính doanh nghiệp (Sở Tài chính TP.HCM), Công ty TNHH Sài Gòn Gôn vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với 156 ha đất Nông trường Dừa.
Sau nhiều năm không thể triển khai dự án, căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ngày 23-5-2014, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín đã ra quyết định thu hồi khu đất 156ha thuộc Nông trường Dừa để giao cho UBND quận 9 quản lý, không để lấn chiếm do đây là đất do Nhà nước trực tiếp quản lý đã được giao cho Saigon tourist sử dụng.
Tuy nhiên sau đó do Saigon tourist không tiến hành bàn giao hồ sơ liên quan đến khu đất nên ngày 10-10-2014, UBND quận 9 đã có văn bản báo cáo UBND thành phố.
Lẽ ra khi đó UBND thành phố phải đứng ra chỉ đạo quyết liệt để buộc Saigon tourist phải bàn giao khu đất này cho quận 9 thì ngược lại, ngày 31-10-2014, Văn phòng UBND thành phố đã làm phiếu chuyển báo cáo của quận 9 cho Sở TN&MT để cơ quan này hướng dẫn các bên thực hiện.
Ngày 28-11-2014, bà Phạm Thị Bích Liễu, Phó Phòng Quản lý sử dụng đất, Sở TN&MT thành phố có văn bản, đề nghị Saigon tourist khẩn trương phối hợp với UBND quận 9 để bàn giao hồ sơ và khu đất cho địa phương.
Dù Saigon tourist tiếp tục không chịu bàn giao khu đất cho quận 9, nhưng ngày 28-8-2015, Phó Chủ tịch UBND thành phố - Nguyễn Hữu Tín tiếp tục giao Sở KH&ĐT hướng dẫn Công ty CP Sài Gòn Gôn thực hiện thủ tục đầu tư dự án tại khu đất 156ha thuộc Nông trường Dừa; giao Sở TN&MT hướng dẫn doanh nghiệp này thực hiện thủ tục giao, thuê đất theo quy hoạch được duyệt; đồng thời yêu cầu Công ty CP Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính toàn khu dân cư đô thị có diện tích hơn 296ha.
Tiếp đó, ngày 10-12-2015, ông Tín tiếp tục có văn bản công nhận doanh nghiệp này làm chủ đầu tư dự án giai đoạn 1- đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu dân cư đô thị tại khu vực Nông trường Dừa.
Được ưu ái như vậy nhưng đến ngày 24-5-2017, Công ty CP Sài Gòn Gôn có văn bản gửi UBND thành phố cùng các sở ngành, địa phương liên quan đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng tách thửa, phân lô bán nền trong khu vực dự án.
Dừa nước, cỏ dại mọc um tùm ở khu đất cù lao có vị trí đắc địa.
Tuy nhiên trên thực tế, đến thời điểm này, khu đất 156ha vẫn chủ yếu là lá dừa nước, cỏ dại mọc um tùm. Dư luận cho rằng chính quyền TP Hồ Chí Minh phải “tính đúng, tính đủ” giá trị khu đất thuộc sở hữu Nhà nước và nhanh chóng đưa đất vào sử dụng để tránh thất thoát, lãng phí.
Liên quan đến việc Saigon tourist rút vốn khỏi Công ty CP Sài Gòn Gôn, để một mình Công ty CP Địa ốc Thành Nhơn được độc quyền sở hữu DN này, mà thực tế là sở hữu khu đất 4 mặt tiếp giáp sông nước làm dự án dân cư với diện tích 156ha, số tiền bỏ ra chỉ hơn 745 tỉ đồng.
Mới đây, ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Saigon tourist - người đại diện phần vốn góp của Saigon tourist tại Công ty CP Sài Gòn Gôn, đã có báo cáo với Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
Tại văn bản này, ông Việt thừa nhận một điều hết sức lạ lùng là dù không tham gia cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Sài Gòn Gôn để bàn việc rút vốn khỏi DN này vào ngày 20-10-2015, nhưng sau đó ông vẫn ký tên, đóng dấu của Saigon tourist vào biên bản cuộc họp.
Văn bản còn cho biết theo hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty CP Sài Gòn Gôn giữa các thành viên góp vốn là Vietnam Ventures Limited chuyển nhượng cho Công ty CP Địa ốc Thành Nhơn, thì chỉ với số vốn góp trị giá 40 tỉ đồng để nắm giữ 20% vốn điều lệ trong Công ty CP Sài Gòn Gôn, ngày 20-10-2015 Vietnam Ventures Limited đã bán cho Công ty CP địa ốc Thành Nhơn để thu về 90 tỉ đồng.
Chính điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi và đề nghị UBND thành phố chỉ đạo làm rõ Công ty Du lịch Thủ Đức - công ty con, chuyển 15% vốn góp trị giá 30 tỉ đồng trong Công ty CP Sài Gòn Gôn cho Saigon tourist - là công ty mẹ, với giá bao nhiêu? Điều này rất cần thiết bởi cả hai đều là doanh nghiệp Nhà nước.
Hải Đăng
Tin mới
Làm công tác quan trắc môi trường có được phụ cấp nghề?
Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III), có mã số chức danh nghề nghiệp V.05.02.07, không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% theo quy định...
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Trong tháng 8/2024, tổng doanh thu bán điện của POW đạt 1.796 tỷ đồng, đi ngang cùng kỳ. Luỹ kế 8 tháng năm 2024, doanh thu ước đạt 19.954,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2%, động lực đến từ nhà máy Cà Mau 1&2; Vũng Áng 1 và Nhơn Trạch 2.
Kiểm tra, phát hiện 01 ô tô vận chuyển trái phép 84 kg pháo nổ
Thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, mới đây, lực lượng Công an tỉnh Kon Tum đã phát hiện 84 kg pháo nổ đang trên đường vận chuyển về thành phố Kon Tum tiêu thụ.
Lào Cai: Trao 6.000 suất hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ Si Ma Cai
Từ ngày 10 - 12/9/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Si Ma Cai đã tiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm cho người dân vùng lũ với khối lượng khoảng 10 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm các loại...
Phân khu Victoria - mảnh ghép đắt giá trong lòng đại đô thị thông minh
Là phiên bản nâng cấp nhất trong dòng sản phẩm Imperia Smart City do MIK Group phát triển, phân khu The Victoria hứa hẹn sẽ là dự án thu hút sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư.
Đề xuất bổ sung các quy định về hóa đơn điện tử và kê khai thuế, nộp thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT
Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới