Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao các hãng thức ăn nhanh càng lỗ càng... mở rộng?

Đầu tư địa điểm ở những vị trí có giá thuê đắt đỏ, liên tục mở thêm cửa hàng, nhưng các hãng thức ăn nhanh lại liên tục báo lỗ. Thậm chí, có công ty báo lỗ lên đến tới 490 tỷ đồng, chỉ sau 4 năm mở rộng thị phần tại Việt Nam...

Liên tục báo lỗ

Khoảng 10 năm trở lại đây, không khó để tìm một cửa hàng thức ăn nhanh với nội thất hiện đại, cửa kính điều hòa mát lạnh. Nhiều cái tên như KFC, Jollibee, Lotteria, McDonald’s… có đến hàng chục cửa hàng khác nhau đặt tại nhiều tuyến phố tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Mật độ của các cửa hàng kinh doanh ăn nhanh ngày càng nhiều, không chỉ ở ở trung tâm thương mại, thành phố lớn, mà còn chuyển sang tỉnh lẻ. Việc cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt, khi thị trường hội tụ gần như đầy đủ các "đại gia".

Vì sao các hãng thức ăn nhanh càng lỗ càng... mở rộng? - Hình 1

Tuy nhiên, hiện nay đang có một nghịch lý, các chuỗi thức ăn nhanh nước ngoài vào Việt Nam hơn chục năm, doanh thu cả nghìn tỷ mỗi năm, nhưng báo lỗ triền miên.

Đứng đầu danh sách thua lỗ kéo dài là chuỗi thức ăn nhanh Lotteria với mức lỗ lũy kế đến năm 2017 là 433 tỷ đồng, gần bằng vốn điều lệ công ty. Theo báo cáo kinh doanh của doanh nhiệp này, lỗ kéo dài do chi phí bán hàng quá cao.

Doanh thu từ 1.300 - 1.500 tỷ đồng mỗi năm, song số tiền lỗ hằng năm của chuỗi gà rán đến từ Hàn Quốc này vẫn ở mức cao. Nếu như năm 2015, doanh thu của Lotteria lên đến 1.460 tỷ đồng, thì báo cáo cuối năm lỗ 118 tỷ đồng; năm 2016, doanh thu 1.306 tỷ đồng, lỗ 135 tỷ đồng; năm 2017, doanh thu 1.530 tỷ đồng, vẫn lỗ 20 tỷ đồng. Tính lỗ lũy kế đến năm 2017, chuỗi thức ăn nhanh này đang lỗ 433 tỷ đồng từ khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ hơn 433 tỷ đồng. Số tiền lỗ đã “ăn” sạch tiền đầu tư của DN, sau 13 năm vào Việt Nam (từ năm 2004).

Lý do khiến Lotteria, thương hiệu thức ăn nhanh dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng và doanh thuliên tục lỗ, được lý giải qua chi phí bán hàng. Báo cáo kinh doanh của DN này cho thấy, chi phí bán hàng của công ty tại Việt Nam tăng cao một cách đột biến. Chỉ trong 2 năm (2015 - 2016), tổng chi phí bán hàng lên đến 1.519 tỷ đồng, chiếm khoảng 50 - 55% doanh thu của 2 năm.

Tương tự, chuỗi thức ăn lớn nhất của Philippines là Jollibee cũng chỉ vào Việt Nam sau Lotteria 1 năm, đến nay vẫn còn lỗ 400 tỷ đồng, trong khi quy mô vốn điều lệ cũng chỉ hơn 409 tỷ đồng.

Cũng dòng sản phẩm gà rán, trong khi Lotteria và Jollibee liên tục báo lỗ, chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 2 trên thị trường là KFC có doanh thu đứng thứ 2 sau Lotteria (từ 1.200 - 1.400 tỷ đồng mỗi năm) đã có lãi 2 năm nay. Cụ thể, năm 2016, KFC Việt Nam đạt doanh thu 1.162 tỷ đồng, lãi 15 tỷ đồng; năm 2017, doanh thu 1.375 tỷ đồng, lãi 103 tỷ đồng. Mức lãi của KFC khá thấp, song nếu so sánh về quy mô, doanh thu, mô hình kinh doanh…, việc lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng của 2 chuỗi gà rán nói trên là khá lạ.

Không chỉ có gà rán chìm trong thua lỗ, hàng loạt chuỗi thức ăn nhanh khác như Pizza Hut, The Pizza Company, Burger King, Domino's Pizza, Popeyes… cũng rơi vào điệp khúc lỗ triền miên từ khi vào Việt Nam. Thương hiệu bánh pizza đầu tiên vào Việt Nam năm 2007, có thể kể đến là Pizza Hut. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Pizza Hut đã hơn 334 tỷ đồng. Số lỗ quá lớn khiến đến năm 2016, vốn chủ sở hữu của DN này đã âm hơn 286 tỷ đồng. The Pizza Company, doanh thu tăng liên tục nhưng lỗ lũy kế của chuỗi này đến cuối năm 2017 đã hơn 263 tỷ đồng. McDonald’s vào Việt Nam năm 2014, đến cuối năm 2017, cũng đã kịp lỗ 500 tỷ đồng.

Năm 2014, khi McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, đã có hàng dài người xếp hàng chờ nhiều tiếng đồng hồ để được mua những chiếc bánh BigMac đầu tiên. Nhưng hình ảnh đó không được duy trì lâu, sau 4 năm tham gia thị trường từ tham vọng mở hàng chục cửa hàng trải dài khắp cả nước, McDonald’s hiện mới chỉ có 17 cửa hàng.

Năm 2017, đơn vị quản lý chuỗi McDonald’s đạt doanh thu gần 300 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp hơn 53%, tương đương với những chuỗi nhà hàng hiện nay. Tuy vậy, công ty này báo lỗ tới 150 tỷ đồng do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không thể bù được chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quá lớn. Trước đó năm 2016, McDonald’s Việt Nam cũng lỗ 115 tỷ đồng với doanh thu hơn 220 tỷ.

Tính tới cuối năm 2017, số lỗ lũy kế của chuỗi này sau 4 năm góp mặt ở thị trường Việt Nam là gần 500 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ có 200 tỷ.

Càng lỗ càng mở rộng

Theo ông Hoàng Tùng, nhà sáng lập Pizza Home thì thị, trường thức ăn nhanh sau thời gian bùng nổ đã có sự sàng lọc nhất định. Có những thương hiệu nước ngoài được mua và triển khai tại thị trường Hà Nội nhưng sau đó phải đóng cửa. Nhiều thương hiệu khác không thể mở rộng theo đúng quy mô mong muốn.

Những hãng trên đưa ra lý do là chi phí bán hàng quá cao, đây chỉ là một phần của vấn đề vì thực tế chi phí nguyên liệu, thuê cửa hàng và nhân viên trong lĩnh vực này lớn hơn những mô hình kinh doanh ẩm thực khác. Phần còn lại là chi phí mua nhượng quyền, mô hình kinh doanh và sản phẩm không phù hợp cũng là nguyên do khiến việc kinh doanh không thuận lợi.Vì sao các hãng thức ăn nhanh càng lỗ càng... mở rộng? - Hình 2

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), thừa nhận 2 trong số 5 thương hiệu do IPP nhượng quyền độc quyền vào Việt Nam vẫn còn lỗ, 2 đang dần ổn định và 1 đã có lãi.

"Nhiều người thấy Burger King đóng cửa một số cửa hàng thì nghĩ rằng chúng tôi thua lỗ đậm, dần rút lui. Có người thắc mắc vì sao thua lỗ kéo dài mà vẫn bám trụ. Câu trả lời đơn giản là thị trường có "nạc" lẫn "xương", chúng tôi lấy doanh thu từ những chỗ "nạc" nuôi chỗ "xương" nên vẫn bám trụ được" - ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Cũng theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, trong ngành thức ăn nhanh không có sản phẩm dở, chỉ có khẩu vị người tiêu dùng thích thế nào và mặt bằng kinh doanh "ngon" hay không. Mặt bằng quyết định thành bại của cửa hàng nhưng giá thuê mặt bằng tại các đô thị lớn của Việt Nam đang cao ngất ngưởng, ăn hết lợi nhuận. "Mặt bằng ở khu vực trung tâm quận 1 chiếm đến 60% tổng chi phí, càng mở nhiều càng lỗ nặng.

Vì vậy, không riêng chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp đang tạm ngưng mở rộng chuỗi, sắp xếp lại theo tiêu chí hiệu quả và bảo đảm số lượng cửa hàng theo đúng hợp đồng với đối tác nhượng quyền" - ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

Trong khi hàng loạt chuỗi thức ăn nhanh tại Việt Nam lỗ triền miên thì một nghiên cứu của Euromonitor năm 2016 cho thấy, ngành thức ăn nhanh của Việt Nam đang ở vị trí thứ 3 trong thị trường ẩm thực VN, đứng thứ 2 sau ngành nhà hàng. Lỗ nên nhà đầu tư không phải đóng thuế thu nhập DN mà chỉ đóng các khoản thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất...

Chủ một DN kinh doanh nhà hàng chuỗi thành công tại TP. HCM chia sẻ, trong lĩnh vực ẩm thực, thời gian tối đa cho một nhà đầu tư bắt buộc phải có lãi là 3 năm. Với các chuỗi thức ăn nhanh, do tốc độ mở rộng điểm nhanh và nhiều nên thời gian lỗ có thể cao hơn, từ 4 - 5 năm, không thể lâu hơn.

Chủ DN này nói: “Ẩm thực nói chung là mô hình kinh doanh không thể để vốn “chết” quá lâu. Nếu kinh doanh ẩm thực, nhà hàng chuỗi mà sau 5 năm vẫn báo lỗ, thì nên dẹp tiệm sớm. Tôi hơi băn khoăn các chuỗi thức ăn nhanh vào VN đến 15 năm vẫn còn “túc tắc” báo lỗ mà cơ quan thuế không thắc mắc là điều khá lạ. Theo tôi, cơ quan quản lý thuế có thể tham chiếu các chuỗi thức ăn nhanh khác trong nước, các mô hình nhà hàng khác để xem xét việc báo cáo lỗ triền miên này có chính xác không”.

Luật sư Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Hãng luật IAM, nhận định khó cho rằng các DN ngoại kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh hay bán lẻ là chuyển giá. Bởi với kinh nghiệm tại thị trường VN cả trên chục năm, họ thừa biết cách để cơ quan quản lý khó phát hiện được báo cáo sai số nếu có. Tuy nhiên, luật sư Toản nhấn mạnh, cơ quan thuế hoàn toàn có quyền nghi ngờ trước việc nhà đầu tư liên tục mở rộng điểm kinh doanh vẫn báo lỗ.

Hải Đăng

Tin mới

Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc
Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc

Hà Tĩnh sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng số tiền 2,1 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai.

Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3
Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 2606/UBND-KTTC về việc tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau số 3.

PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão
PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão

Góp phần khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định đảm bảo ổn định nguồn cung sản phẩm khí phục vụ công nghiệp và dân dụng với giá cả ổn định.

Quảng Ninh: Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão
Quảng Ninh: Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão

TP Hạ Long, Quảng Ninh là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất sau khi bão số 3 đi qua. Để kịp thời động viên, chia sẻ với người dân thành phố, ngày 10/9, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão.

Hải Phòng tổ chức thăm hỏi, trao kinh phí hỗ trợ cho gia đình nạn nhân tử vong do bão số 3
Hải Phòng tổ chức thăm hỏi, trao kinh phí hỗ trợ cho gia đình nạn nhân tử vong do bão số 3

Cơn bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến TP. Hải Phòng và gây ra những hậu quả nặng nề, trong đó có 2 nạn nhân tử vong do bão số 3 tại huyện Thuỷ Nguyên và huyện Tiên Lãng.

Năm 2025, TP Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt động nhân các ngày lễ, kỷ niệm
Năm 2025, TP Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt động nhân các ngày lễ, kỷ niệm

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm năm 2025.