Văn hóa- món đặc sản không bao giờ cũ
Nếu lợi thế tự nhiên là yếu tố cần để đưa các vùng đất giàu tiềm năng trở thành điểm đến du lịch được biết đến, thì văn hóa bản địa chính là đòn bẩy giúp các vùng đất ấy tạo sức hấp dẫn đặc trưng của riêng mình. Ví như mùa thu này, lễ hội hoa tam giác mạch tại Sun World Fansipan Legend đang mời gọi những bước chân về Tây Bắc.
Trẩy hội mùa ở “thành phố trong mây”
Những ngày thu trong trẻo, du khách bốn phương đang hướng về Tây Bắc với những cánh đồng tam giác mạch bạt ngàn. Loài hoa của núi rừng đã ngậm đủ gió sương đang chúm chím nụ hồng, chuẩn bị bung nở rực rỡ trong tiết trời mát lịm và nắng thu dịu dàng. Ở “thành phố trong mây” Sun World Fansipan Legend - điểm đến hút du khách tốp đầu Tây Bắc, cũng có một đồi tam giác mạch đẹp đắm say.
Không chỉ chăm chút cho đồi hoa ngày thêm đẹp để thỏa lòng kỳ vọng của du khách, tiếp nối kỳ sự kiện thành công vào năm trước, năm nay, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tiếp tục tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch để tôn vinh loài hoa bản địa được yêu mến, cùng với đó là chuỗi hoạt động văn hóa địa phương đặc sắc.
Tất bật kiểm tra lại các hạng mục trang trí, khảo sát một vòng chợ phiên và các khu vực giải trí dân gian trước thềm khai hội, ông Nguyễn Xuân Chiến – Giám đốc khu du lịch chia sẻ, sự kiện năm nay dự kiến sẽ đón lượng khách đông hơn nhiều năm trước, thậm chí, có những du khách đã từng dự hội lần đầu tiên sẽ quay trở lại để vừa được tận hưởng vẻ đẹp của hoa, vừa có cơ hội trải nghiệm sâu hơn những hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc.
Du khách sẽ được tham gia vào chuỗi sinh hoạt văn hóa hấp dẫn như múa khèn, múa xòe, các điệu múa cổ truyền của dân tộc Mông, dân tộc Dáy, các trò chơi dân gian, những bản tình ca Tây Bắc do các nghệ sĩ bản địa thể hiện, cùng với đó là cả một phiên chợ vùng cao được tái hiện sinh động ngay tại quảng trường ga đi cáp treo Fansipan Sa Pa.
Du khách Lê Quang Hát (Hà Nội) chia sẻ, phải đưa vợ con đi ngắm tam giác mạch thì mới biết thế nào là Tây Bắc. Nhưng sau đó, chính những hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian, chợ phiên, ẩm thực kết hợp với những sản phẩm du lịch độc đáo mới là thứ níu chân gia đình anh ở lại. “Vẫn biết rằng Tây Bắc vốn có nhiều sản vật, nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, nhưng khi được chăm chút, đầu tư kỹ lưỡng để giới thiệu tới đông đảo du khách một cách chuyên nghiệp, những đặc sản ấy sẽ trở nên hấp dẫn bội phần. Đến dự hội tam giác mạch Fansipan Legend vào năm trước, năm nay, gia đình tôi vẫn muốn trở lại nơi này” – anh Hát cho biết.
Anh Trịnh Hào, đại diện một đơn vị khai thác tour du lịch tới Lào Cai chia sẻ, nhắc tới lễ hội hoa tam giác mạch chuẩn bị diễn ra tại Fansipan Legend, anh liên tưởng tới lễ hội cà chua ở thị trấn nhỏ bé Bunol của Tây Ban Nha. Gần 30.000 du khách đã kéo đến thị trấn để tham dự ‘cuộc chiến cà chua’ chỉ trong một ngày cuối cùng của tháng 8. Và từ năm nay, dù phải trả phí khoảng 5 Euro cho mỗi vé tham dự, hơn 22.000 du khách đã xếp hàng để đến với Bunol. Và Sa Pa, nếu làm tốt, chắc chắn sẽ thành công hơn thế. Bởi Sa Pa đâu chỉ có duy nhất một sản vật xứng đáng được tôn vinh!
Sức mạnh của văn hóa bản địa
Lễ hội hoa tam giác mạch không phải là sự kiện văn hóa duy nhất được tổ chức quy mô tại khu du lịch này. Từ đầu năm tới nay, nơi đây liên tục diễn ra chuỗi lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn bản địa, được du khách yêu thích như Lễ hội khèn – hoa và không gian văn hóa Tây Bắc vào tháng 2, Lễ hội hoa đỗ quyên vào tháng 4, Lễ hội rượu và ẩm thực Tây Bắc vào tháng 7… Mỗi lễ hội được tổ chức đều giới thiệu với du khách những “đặc sản” theo mùa của đồng bào vùng cao.
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, chỉ sau 6 năm (2011 - 2016), lượng khách du lịch đến tỉnh đã tăng gấp 2,8 lần (năm 2011 đạt gần 969 nghìn lượt khách, đến năm 2016 đạt gần 2,77 triệu lượt khách), tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 31%/ năm. 6 tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách đến địa phương đạt hơn 2,3 triệu lượt, tăng tới 77% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ tăng trưởng lượng khách diễn ra nhanh, mạnh tạo sức ép tích cực lên thị trường lao động địa phương, đồng thời giúp gia tăng nguồn thu nhập cho người dân bản địa.
Phát triển du lịch gắn liền với văn hóa bản địa đã trở thành hướng đi được nhiều địa phương vận dụng thành công, làm nên thương hiệu cho điểm đến. Ví như Huế có nhã nhạc cung đình lồng ghép trong nhiều tour du lịch, Tây Nguyên ghi điểm với Không gian văn hóa cồng chiêng. Đến đồng bằng sông Cửu Long, du khách cũng sẽ được nghe đờn ca tài tử trên sóng nước, giữa những miệt vườn. Hoặc ngay cả những khu nghỉ dưỡng sang trọng quốc tế như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort tại TP Đà Nẵng hay JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay tại Phú Quốc do Sun Group đầu tư, từ lâu cũng đã đem tới cho du khách những trải nghiệm văn hóa bản địa độc đáo thông qua các lớp học làm đèn lồng, nón lá được tổ chức thường xuyên…
Đánh thức các giá trị văn hóa đặc sắc, biến chúng thành sản phẩm du lịch độc đáo, đó cũng chính là hướng đi đang được đón nhận trên thế giới. Thống kê của Tổ chức du lịch thế giới cũng cho thấy du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% doanh thu du lịch toàn cầu và được dự báo có thể tăng khoảng 15% doanh thu mỗi năm. Nắm lấy cơ hội này, các điểm đến của Việt Nam sẽ tạo được sức hấp dẫn đặc trưng, lâu bền đối với du khách.
PV
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM