Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ ngân hàng bị rút tiền hàng loạt mới được vay lãi suất 0%
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhiều vấn đề quan trọng, cốt lõi của Dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi còn chưa đủ cụ thể, chưa phù hợp cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ áp dụng khoản vay đặc biệt, lãi suất 0% với ngân hàng có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc có nguy cơ đổ vỡ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, gây bất ổn xã hội.
Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ năm, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật tổ chức tín dụng (sửa đổi).
"Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng", Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết.
Một trong những điểm mới, nhưng khiến cơ quan thẩm tra còn nhiều lo ngại ngay từ khi thẩm tra sơ bộ là bổ sung quy định tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước can thiệp sớm.
Theo đó, dự thảo Luật cho phép sử dụng cho vay đặc biệt ngay từ bước can thiệp sớm, đồng thời mở rộng thêm một số khái niệm như cho vay không có tài sản bảo đảm, chỉ định cho vay đặc biệt; ấn định lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm và cơ chế hỗ trợ cho tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt.
Cụ thể, ngân hàng thuộc trường hợp can thiệp sớm khi bị rút tiền hàng loạt dẫn tới mất khả năng chi trả, hoặc tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ chi trả và an toàn vốn lần lượt trong 3 và 6 tháng liên tục, có lỗ lũy kế lớn hơn 20% giá trị vốn điều lệ cùng các quỹ dự trữ.
Một trong những biện pháp áp dụng với nhóm này là cho vay đặc biệt, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất 0% một năm từ Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi và các nhà băng khác.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng thực hiện cho vay đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản, mục tiêu an toàn hệ thống, ngăn chặn sự cố rút tiền hàng loạt, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.
“Tuy nhiên, cần rà soát các trường hợp được tiếp cận khoản vay đặc biệt theo hướng chỉ áp dụng trong trường hợp có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc trong trường hợp có nguy cơ đổ vỡ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, gây bất ổn xã hội và Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm với quyết định cho vay đặc biệt, các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn, mặc dù không sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến ngân sách”, cơ quan thẩm tra cho biết.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ rõ, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về thời gian áp dụng biện pháp can thiệp sớm, nên khó xác định được thời gian của khoản cho vay đặc biệt.
Đối với các chủ thể cho vay đặc biệt được bổ sung thêm so với Luật hiện hành gồm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng, Ủy ban Kinh tế cho rằng, mặc dù nguồn vốn cho vay đặc biệt không phải từ ngân sách nhà nước nhưng trong trường hợp của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là nguồn thu từ đóng phí, đóng quỹ của hội viên.
Theo Ủy ban Kinh tế, việc huy động nguồn này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các hội viên trong trường hợp cần phải sử dụng cho các trường hợp cần thiết theo quy định cũng như an toàn tài chính của các quỹ này., không hợp lý, không bảo đảm các nguyên tắc kế toán, đồng thời không làm rõ được trách nhiệm thu hồi khoản vay của các chủ thể cho vay, không nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong xử lý yếu kém.
Ủy ban Kinh tế đề nghị không quy định việc xử lý số tiền cho vay đặc biệt như trên.
Có ý kiến cho rằng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam không nên sử dụng nguồn vốn của mình ngoài mục đích chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm trong trường hợp ngân hàng đổ vỡ.
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị rà soát lại toàn bộ các quy định về can thiệp sớm theo hướng hạn chế tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc phải có điều kiện rất cụ thể, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng với lãi suất 0% và việc cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo; cân nhắc không sử dụng nguồn cho vay đặc biệt từ Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và tổ chức tín dụng.
Về phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo rõ thêm về tình hình xử lý các tổ chức tín dụng mua bắt buộc và đặt vào kiểm soát đặc biệt trong thời gian qua (bao gồm cả việc kiểm soát đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân).
Làm rõ các nguyên nhân của việc chậm trễ trong quá trình triển khai xử lý các ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng đặt vào kiểm soát đặc biệt; lý do chưa đề xuất những biện pháp mạnh như giải thể, phá sản, dẫn đến quy mô huy động vốn trong cư dân ngày càng lớn, tác động càng nhiều đến an toàn hệ thống, Nhà nước phải can thiệp. Từ đó có cơ sở xem xét sự phù hợp của các giải pháp đưa ra đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Có ý kiến đề nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm dân sự của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng khi để tổ chức tín dụng mất thanh khoản phải kiểm soát đặc biệt và từ đó phải chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể, phá sản.
Nhìn tổng thể, cơ quan thẩm tra cho rằng, còn nhiều nội dung về ngân hàng chính sách, tập đoàn tài chính, vấn đề luật hóa Nghị quyết số 42, vấn đề tài chính, hạch toán, báo cáo… hay vấn đề về can thiệp sớm , kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đều là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của dự án Luật nhưng còn chưa đủ cụ thể, chưa phù hợp cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
"Vì vậy, Ủy ban Kinh tế báo cáo Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua dự án luật theo quy trình 3 kỳ họp", ông Thanh nhấn mạnh.
N.T (Th)
Tin mới
Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo
Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
Làm rõ vụ bệnh nhân tử vong tại phòng khám tư
Bệnh viện Đại học Y dược TP. Buôn Ma Thuột vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam được chuyển đến từ phòng khám tư trong tình trạng tử vong ngoại viện.
EVNHCMC: Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Tăng cường công tác đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp, những công việc này đã, đang được thực hiện tại tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) với mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024.
Khánh Hòa: Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024
Chiều 20/9/2024, tại TP. Nha Trang, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Khánh Hòa và ngân hàng Agribank tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024. Kết hợp trước Lễ trao giải, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đưa Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Khánh Hòa; Báo Người lao động cũng tặng học bổng hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo tỉnh Khánh Hòa 100 triệu đồng.
Công ty CP Sản xuất Công nghiệp xây lắp 3 và hành trình xác lập vị thế thương hiệu nhà thầu xây lắp
Nhiều năm trở lại đây, vị thế, thương hiệu của Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp Xây lắp 3 (Conjsc3) ngày một được nâng cao, từ đó Conjsc3 đã liên tiếp trúng nhiều gói thầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, một cửa hàng phụ liệu tóc bị xử phạt 90 triệu đồng
UBND tỉnh Nghệ An vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với Hộ kinh doanh cửa hàng phụ liệu tóc Hoàng Oanh, địa chỉ tại phường Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vì có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM