Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu tiên phát triển điện rác tại các đô thị

Dự thảo Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách xử lý chất thải rắn nêu rõ định hướng, đối với các thành phố lớn, đô thị lớn có lượng rác sinh hoạt phát sinh khổng lồ như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… nên được khuyến khích công nghệ xử lý là các công nghệ tiên tiến, hiện đại (đốt phát hiện, thu hồi năng lượng).

Tập trung vào xử lý rác thải sinh hoạt

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Thủ tướng đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu để xây dựng và phối hợp với các địa phương trình một Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách xử lý chất thải rắn. Trong đó, tập trung vào xử lý rác thải sinh hoạt.

“Xử lý rác thải đòi hỏi chúng ta giải quyết được bài toán quy hoạch, công nghệ và nguồn lực. Công nghệ sẽ liên quan đến tổ chức, phân loại, thu gom từ nguồn. Công nghệ nào thì có chu trình đi theo như thế”, ông Thứ nói và đặt câu hỏi: Trước đây, chúng ta cũng đã có phân loại, thu gom rồi mà không thành công, vì sao?

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90%, còn ở TP. HCM là xấp xỉ 70%. Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, là vấn đề rất nóng.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, qua đợt tổng rà soát, kiểm tra các bãi rác, khu xử lý rác thải trên cả nước năm 2019, toàn quốc hiện nay vẫn còn 71% rác thải xử lý theo hình thức chôn lấp (hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh); tỷ lệ các công nghệ khác là rất thấp (đốt 13%, còn lại là một số giải pháp khác).

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ

Biến rác thải thành tài nguyên

Tại không ít quốc gia trên thế giới, một lượng không nhỏ rác thải được biến thành tài nguyên. Còn ở Việt Nam, rác thải vẫn là một gánh nặng khổng lồ. Muốn biến rác thành tài nguyên, hay tái chế, thì bước đầu tiên phải tiến hành là phân loại rác thải tại nguồn. Nhưng thực tế, phần lớn người Việt vẫn xa lạ với “bước đầu tiên” ấy.

Cách đây 14 năm, một số phường ở Hà Nội đã từng triển khai phân loại rác thải tại nguồn. Năm 2006, với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), TP. Hà Nội đã triển khai Dự án phân loại rác thải tại nguồn (Dự án 3R) tại một số quận. Người dân phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế, sau đó, lực lượng chức năng sẽ có xe để thu gom các loại rác riêng. Lúc đó, ai cũng kỳ vọng, Dự án 3R sẽ tạo “mồi lửa” để hình thành thói quen phân loại rác, động lực để Hà Nội tiến hành các giải pháp xử lý rác thải, trong đó có tái chế. Nhưng dự án chỉ tiến hành đến năm 2009. Khi số tiền tài trợ hết, thì việc phân loại rác cũng dừng lại.

Tại TP. Hồ Chí Minh, địa bàn phát thải rác lớn nhất cả nước, cuối năm 2018, thành phố đã ban hành Quyết định số 44/2018/QÐ-UBND về việc Quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nhưng đến nay, các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn vẫn rất ít chuyển biến. Việc hạ tầng thiếu hụt cộng với công nghiệp chế biến rác thải chưa phát triển vẫn là những vật cản lớn.

Không ít chương trình, dự án xử lý rác thải được quảng bá một cách rầm rộ. Nhưng chỉ một thời gian sau, nó lặng lẽ chìm dần. Chẳng hạn, việc thực hiện thu hồi pin cũ lần đầu xuất hiện ở Hà Nội và một số thành phố khác cách đây không lâu. Gần đây, lại tiếp tục có một số doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi pin cũ. Cuộc sống ngày càng hiện đại, lượng pin thải ra môi trường ngày một lớn. Thu gom, rồi xử lý là việc vô cùng cần thiết. Nhưng nếu hỏi người dân có biết đến những hoạt động này không, thì câu trả lời là rất hiếm. Phần lớn người dân vẫn giữ thói quen bỏ thẳng những cục pin độc hại vào thùng rác…

Bởi vậy, theo các chuyên gia, để rác có thể thành tài nguyên, thì phải bắt đầu bằng công việc đơn giản đầu tiên đó là, phân loại rác thải tại nguồn. Các biện pháp phải tiến hành đồng bộ, thay vì “đánh trống bỏ dùi” như giai đoạn trước. Cùng với phân loại, phải xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào tái chế rác thải, xây dựng công nghiệp chế biến rác thải. Ðó mới là giải pháp căn cơ, có tính bền vững với xử lý rác thải và cần ưu tiên hơn so với việc đổi cách tính thu phí. Nếu thay đổi cách tính thu phí không hợp lý, giải pháp này sẽ dễ trở thành một giải pháp “tận thu”.

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Đà Nẵng: Công khai danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc
Đà Nẵng: Công khai danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng vừa công khai danh sách cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt và bản sao kê chuyển khoản trong đợt vận động đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc.

Nga ‘có thể cạn kiệt’ kiên nhẫn về vấn đề hạt nhân
Nga ‘có thể cạn kiệt’ kiên nhẫn về vấn đề hạt nhân

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân vì hiểu rõ sự nguy hiểm và không thể đảo ngược của một cuộc xung đột, nhưng sự kiên nhẫn đó "có thể cạn kiệt".

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh

Ngày 14/9, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà một số đơn vị, hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 (YAGI) tại TX Quảng Yên và TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Chính phủ Anh viện trợ nhân đạo 1 triệu bảng Anh cho Việt Nam khắc phục bão Yagi
Chính phủ Anh viện trợ nhân đạo 1 triệu bảng Anh cho Việt Nam khắc phục bão Yagi

Quốc vụ khanh phụ trách phát triển, Bộ Ngoại giao và phát triển Anh Anneliese Dodds cho biết: "Chính phủ Anh sát cánh cùng những người dân bị ảnh hưởng bởi tác động tàn khốc của bão Yagi tại Việt Nam..."

Bắc Giang tập trung khôi phục sản xuất lâm nghiệp sau bão số 3
Bắc Giang tập trung khôi phục sản xuất lâm nghiệp sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hàng chục nghìn ha rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại. Hiện tỉnh đang chỉ đạo chính quyền các địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng rà soát, thống kê thiệt hại để kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất lâm nghiệp.

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm
Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...