1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định giải thích cụ thể "Tỷ giá hối đoái là gì?". Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 2  (hết hiệu lực từ 11/7/2021) có giải thích “Tỷ giá hối đoái” là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.

Đồng thời theo khoản 5 Điều 6  quy định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

Như vậy có thể hiểu, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ khác nhau. Nói một cách đơn giản, đó là giá của một đồng tiền này khi quy đổi sang một đồng tiền khác.

Ví dụ: Ở một thời điểm 1 đô la Mỹ = 25,160 VND. Nghĩa là cần 25,160 đồng Việt Nam để đổi được 1 đô la Mỹ.

>> Xem thêm: Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng  của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái là gì? Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay?

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức mà một quốc gia quản lý tỷ giá giữa đồng tiền của mình với các đồng tiền khác. Hiện nay, có ba loại chế độ tỷ giá hối đoái chính:

(i) Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định: Là chế độ mà ngân hàng nhà nước của một quốc gia cố định tỷ giá của đồng tiền mình với một đồng tiền khác. Tỷ giá này được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép, cđược ngân hàng nhà nước thiết lập và duy trì.

(ii) Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi: Là chế độ mà tỷ giá được quyết định dựa trên mối quan hệ cung và cầu trên thị trường ngoại hối.

(iii) Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý

Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: Là sự kết hợp giữa hai chế độ trên, tức là tỷ giá được phép biến động trong một khoảng nhất định, nhưng ngân hàng trung ương sẽ can thiệp khi tỷ giá vượt quá giới hạn cho phép.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.

3. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 15 , quy định về chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam như sau:

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.

2. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Như vậy, chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.

4. Dự trữ ngoại hối là gì? Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 , dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý.

- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

- Các nguồn ngoại hối khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 32 , dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

(i) Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

(ii) Chứng khoán, giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

(iii) Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.

(iv) Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

(v) Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc “Tỷ giá hối đoái là gì? Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì?”.

H. Hương Thủy  (Nguồn: //thuvienphapluat.vn/)