Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ sản xuất đến tiêu thụ: Liên kết là sống còn

THCL- Hiện nay, hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian dẫn đến giá cao vô lý, chưa kể chất lượng co

THCL Hiện nay, hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian dẫn đến giá cao vô lý, chưa kể chất lượng còn bị thả nổi. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng cần được thắt chặt hơn nữa.

Nhiều khiếm khuyết

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị TP. Hà Nội chỉ rõ: “Sản xuất, nhất là sản xuất nông sản thực phẩm còn rất lạc hậu, manh mún, năng suất cây trồng, vật nuôi, đánh bắt còn thấp, lao động thủ công khá phổ biến; các kho dự trữ hầu như không có, làm ra đến đâu buộc phải tiêu thụ đến đó, dễ bị hao hụt, hư hỏng, ép cấp, ép giá… Chất lượng hàng hóa không ổn định, ít được thuần hóa, lúc khan hiếm, lúc dội chợ dư thừa. Nguyên nhân do quy hoạch sản xuất nông nghiệp còn chậm được triển khai, sản xuất mang tính hàng hóa có khả năng cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn, đến nay chưa được cải thiện nhiều”.

Thực tế, sự gắn kết thành chuỗi giữa sản xuất và tiêu thụ lỏng lẻo. Nhiều mặt hàng qua quá nhiều khâu trung gian, vừa đẩy giá lên cao ở khâu bán lẻ, quản lý chất lượng hàng hóa lại thiếu chặt chẽ… Hầu hết người tiêu dùng chưa hài lòng với cách thức phân phối và bán lẻ hiện nay. Có thể nói, công nghiệp bán lẻ sẽ khó phát triển, khi mà nền sản xuất thấp kém và không có chuỗi sản xuất bán lẻ hùng mạnh.

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cảnh báo: “Việc mở cửa thị trường khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN từ cuối năm nay, giảm thuế phần lớn hàng hóa nhập khẩu bằng 0% vào 2018 là cơ hội lớn, đồng thời là thách thức không nhỏ đối với DN Việt Nam, nếu không có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của từng DN, không thiết lập tốt hơn quan hệ phân công và hợp tác trong từng ngành hàng theo chiều dọc từ sản xuất đến siêu thị, mạng lưới bán lẻ, theo chiều ngang giữa các DN trong từng loại sản phẩm thì khó mà đứng vững trên thị trường trong nước”.

Kỳ vọng… “lương duyên”

Theo dự báo, đến năm 2020 – 2030, tỷ trọng siêu thị sẽ chiếm khoảng 30 - 40% khâu bán lẻ. Đây được nhìn nhận một kênh bán hàng văn minh, cần được đầu tư và quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, hình thành siêu thị phải kết nối chặt chẽ với sản xuất một cách khoa học và hiệu quả. Do đó, cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất từ trung ương đến địa phương theo nhu cầu của thị trường, nhất là theo nhu cầu mà khâu bán lẻ phản ảnh lại sản xuất với chủ trương sản xuất sạch, năng suất ngày càng cao, giá cả cạnh tranh ở thị trường nội địa và với hàng hóa ngoại nhập thuế xuất là không đến 5% - khi mà Việt Nam từ năm 2016 trở đi hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới…

Theo ông Phú: “Sản phẩm sản xuất ra phải tạo được chuỗi liên kết với khâu bán lẻ, liên kết từng địa phương, từng vùng, từng sản phẩm với hệ thống bán lẻ cho phù hợp. Liên kết phải dựa trên phương châm hai bên đều thắng, lợi nhuận được phân chia một cách hợp lý, mà trước hết phải quan tâm đến lợi nhuận hợp lý của nhà sản xuất - đây là cái gốc của sự phát triển bền vững của chuỗi sản xuất bán lẻ. Nếu chúng ta không thiết lập một cách hiệu quả trước hệ thống phân phối, thì nguy cơ sẽ thua ngay trên sân nhà”.

Muốn vậy, Nhà nước cần có những chính sách để tổ chức lại sản xuất một cách bền vững, hiệu quả đi đôi với việc phát triển của hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong toàn quốc.

“Lợi thế cạnh tranh của DN xuất phát từ các yếu tố nội tại của từng DN như công nghệ, nguồn nhân lực, quản trị DN, đồng thời có liên quan đến các mối liên kết giữa DN với nhà cung ứng và nhà phân phối. Liên kết có thể đưa lại lợi thế cạnh tranh theo cách tối ưu hóa hoặc điều phối, bởi vì liên kết đòi hỏi phải lựa chọn hoạt động nào và từ bỏ hoạt động nào để có lợi ích tương đồng. Liên kết xuất hiện nhu cầu điều tiết các hoạt động của hai hoặc nhiều bên. Ví dụ, để giao hàng đúng thời hạn phải điều phối tiến độ sản xuất, vận chuyển, logistic đầu vào và dịch vụ. Do đó, liên kết tạo ra cơ hội giảm chi phí hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự khác biệt. Cần liên kết giữa nhà sản xuất với mạng lưới phân phối hàng hóa, trong đó có siêu thị tạo ra chuỗi giá trị theo chiều dọc…”, ông Mại khuyến nghị.

Làm được điều đó, kỳ vọng về sự công bằng trong sản xuất và phân phối hàng hóa, khi đó, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được bảo đảm.

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị TP Hà Nội: Hiện nay, không ít mặt hàng có chất lượng, giá cả hợp lý, song lại không vào được siêu thị vì chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu, mã số, mã vạch theo quy định. Còn có một số siêu thị ép chiết khấu hoa hồng cao đối với nhà cung ứng đưa hàng vào siêu thị.

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn VinGroup:

Thiếu sự gắn kết

Chúng ta có cả 2 đối trọng là người cung cấp và người có nhu cầu, nhưng những cầu nối thật sự hiệu quả, tiếc rằng vẫn chưa có nhiều. Nhà sản xuất vẫn đầu tư vào những sản phẩm họ cho rằng hiệu quả và chờ đợi may rủi từ thương lái. Ngược lại, người tiêu dùng luôn cần sản phẩm rõ nguồn gốc, nhưng họ không thực sự biết sản phẩm của mình tới từ đâu.

Với mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ hàng nội địa, ngay từ những ngày đầu hoạt động, VinMart đã có chủ trương về việc xây dựng hệ thống kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới siêu thị. Theo đó, VinMart đã liên kết với các nhà cung cấp trong nước tại nhiều địa phương để thu mua nguồn hàng, góp phần hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, mới đây, Tập đoàn Vingroup đã chính thức bước vào lĩnh vực mới là nông nghiệp với thương hiệu VinEco nhằm sản xuất sản phẩm nông sản sạch chất lượng cao theo quy trình và công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành
Tổng công ty TM Hà nội (Hapro):

Đẩy mạnh kết nối

Hapro đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp và trở thành nhà đại lý phân phối cho nhiều nhà sản xuất; kết nối thị trường Bắc - Nam, tạo kênh hàng hóa 2 miền (hoa quả tươi, gạo, thủy hải sản chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng…) phục vụ tối đa nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hapro tiếp tục củng cố, phát triển các cơ sở sản xuất của các đơn vị thành viên để cung cấp cho hệ thống phân phối nội địa của đơn vị; hình thành mạng lưới vệ tinh sản xuất, gia công hàng hóa mang thương hiệu Hapro, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng chiếm thị phần lớn trong tiêu thụ nội địa.

Trong những năm qua, Hapro đã tổ chức ký kết nhiều hợp tác chiến lược, hợp đồng kinh tế và các hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị sản xuất, hiệp hội, tập đoàn sản xuất hàng Việt Nam, các tỉnh, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội… Để hoạt động này thực sự hiệu quả, Nhà nước cần có chính sách phù hợp hỗ trợ trong việc kết nối giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối hàng hóa để người tiêu dùng có được mức giá cả phù hợp nhất.

Ông Nguyễn Thái Dũng,
Phó tổng giám đốc Siêu thị Big C:

Chủ động hợp tác

Đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh của hàng Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, Big C đã đặt mục tiêu tập trung kinh doanh hàng Việt Nam và trở thành cầu nối đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới. Hiện có đến 95% lượng hàng hóa trong siêu thị là hàng sản xuất tại Việt Nam. Siêu thị đã chủ động hợp tác với các nhà sản xuất uy tín của Việt Nam phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của nhà phân phối, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng cường các chương trình khuyến mại, dành vị trí ưu tiên cho các sản phẩm nội địa.

Với việc không ngừng nỗ lực để mang lại những sản phẩm phong phú về chủng loại, chất lượng được kiểm soát với giá tốt nhất đến người tiêu dùng, Big C đã đầu tư và hoàn thiện hệ thống nhà cung cấp. Không chỉ kết nối với các nhà cung cấp lớn, hoạt động trên toàn quốc, Big C còn đặc biệt chú trọng hợp tác với những DNNVV địa phương để phát triển thế mạnh về sản phẩm vùng, miền, đặc sản, làm phong phú nguồn hàng, đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng...

Thanh Hà - Trần Nguyên ( Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Tai nạn liên hoàn 2 ô tô với 1 xe máy khiến 2 người tử vong
Tai nạn liên hoàn 2 ô tô với 1 xe máy khiến 2 người tử vong

Sau va chạm liên hoàn với 2 xe ô tô tải trên tuyến Quốc lộ 8A, đoạn qua địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh khiến 2 người đi xe máy tử vong.

Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế

Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.

Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi

Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.