Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ 01/01/2021: Hà Nội sẽ cấm sử dụng bếp than tổ ong

Thông tin từ sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho biết, bên cạnh việc căn cứ Nghị định 155 của Chính phủ thì đơn vị sẽ xây dựng bộ chế tài đặc thù của thành phố theo Luật Thủ đô, để xử lý bếp than tổ ong, bắt đầu từ 01/01/2021.

Liên quan mục tiêu đến hết năm 2020 Hà Nội không còn bếp than tổ ong, ngày 03/7, trả lời phỏng vấn báo chí, bà Lê Thị Thanh Thủy – Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông, Chi Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) cho biết: "Chỉ thị 15 của UBND Thành phố Hà Nội về loại bỏ bếp than tổ ong trên địa bàn được ban hành vào tháng 10/2019 thì từ tháng 01/2020, chúng tôi chính thức thực hiện những kế hoạch loại bỏ bếp than tổ ong trên toàn thành phố".

Từ 01/01/2021, người Hà Nội dùng bếp than tổ ong sẽ bị xử phạt nghiêmTừ 01/01/2021, người Hà Nội dùng bếp than tổ ong sẽ bị xử phạt nghiêm

Bà Thủy cho rằng, sau những nỗ lực của phía chính quyền và người dân thì sau 6 tháng thực hiện Chỉ thị, số lượng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố đã giảm đến khoảng 80%. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh số liệu ở thời điểm này với năm 2017.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường vào năm 2017, trên toàn thành phố có sấp sỉ 54.000 bếp than tổ ong. Tỷ lệ bếp than tổ ong tại các huyện ngoại thành chiếm khoảng 37%, trong khi đó, tại các quận nội thành lại chiếm đến 63% (do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng…).

Vì vậy, năm 2017, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than/ngày, tương đương với việc thải khoảng 1.870 tấn khí CO2.

Mặc dù sống lượng đã giảm hơn 1 nửa nhưng bếp than tổ ong vẫn là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và tác động không nhỏ đến sức khỏe và môi trường của người dân Thủ đô, đặc biệt là khu vực nội thành.

Theo bà Thủy, từ hiện trạng ô nhiễm môi trường cộng với sự vào cuộc của phía chính quyền, nên thói quen của người dân đã thay đổi hơn. Người dân đã bắt đầu hiểu được những tác động tiêu cực của bếp than tổ ong mang lại cho cuộc sống và môi trường sống.

"Tôi hy vọng, từ nay đến hết 6 tháng cuối năm, cùng với sự cam kết, sự sát sao vào cuộc của chính quyền các cấp, nhận thức và thói quen của người dân về sử dụng bếp than tổ ong sẽ được thay đổi hoàn toàn", bà Thủy cho hay.

Cũng theo bà Thủy, nếu trong trường hợp thói quen của người dân không thay đổi thì bắt đầu từ ngày 01/01/2021, Hà Nội sẽ căn cứ vào Nghị định 155 năm 2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bà Thủy cho biết: "Chẳng ai muốn sử dụng công cụ chế tài để xử lý bởi đây là biện pháp cuối cùng phải sử dụng để loại bỏ bếp than tổ ong, mà hơn hết chúng tôi mong muốn sự phối hợp từ phía người dân.

Bất cứ chế tài nào được đưa ra mà không được thực hiện bởi phía chính quyền hay những cơ quan có liên quan, không có sự ủng hộ của người dân hay cơ chế giám sát của cộng đồng thì tôi cho rằng, chế tài đó cũng không đạt được hiệu quả.

Vì vậy, ngoài những chế tài sẵn có, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng một bộ chế tài đặc thù của thành phố theo Luật Thủ đô. Chúng ta sẽ có đầy đủ bộ công cụ chế tài cùng sự đồng hành giám sát của các địa phương, cộng đồng trong việc xác định rõ việc sử dụng bếp than tổ ong là việc mang lại những bất cập, nguy hại đến sức khỏe người dân".

PV

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê

Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa

Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam

Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.

TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ

Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.