Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Truy xuất nguồn gốc đang rất cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường

Truy xuất nguồn gốc đang rất cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường. Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu.

Ngày 16/5/2023, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp với Công ty Cổ phần A9 Media tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thông tin truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm”.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Thông tin truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm”

Hội thảo hướng tới bàn thảo, giải quyết các vấn đề cấp bách trong quản lý chất lượng và minh bạch nguồn gốc với những nội dung:

1) Thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của người tiêu dùng;

2) Những chủ trương xã hội hóa về phát triển giải pháp, chính sách pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc;

3) Những yêu cầu quốc tế về truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin;

4) Các giải pháp về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm;

5) Nhiệm vụ của hệ thống truy xuất nguồn gốc tập trung - lợi ích quản lý nhà nước cổng thông tin truy xuất quốc gia;

6) Giải pháp tuyên truyền hiệu quả nâng cao nhận thức trong dán tem hàng hóa.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy trong việc chống hàng giả, hàng nhái, do đó, rất cần sự chung tay của doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội để có thể ra đời cổng thông tin truy xuất hàng hoá phục vụ quản lý thương mại và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công thương.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nguyễn Hoàng Linh cho biết: Truy xuất nguồn gốc đang rất cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường. Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai vào năm 2019. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc.

Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia Bùi Bá Chính chia sẻ: Việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tập trung trên cổng thông tin truy xuất nguồn gốc thuộc lĩnh vực công thương là đòi hỏi bức thiết, bởi các lý do sau:

i) Đáp ứng việc quản lý sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khi nhập nguyên liệu đến khi xuất sản phẩm, từ đó đảm bảo tính an toàn, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm;

ii) Phát hiện, ngăn chặn, phòng chống hàng giả và hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với chức năng quản lý sản phẩm hàng hóa lưu thông của ngành công thương;

iii) Quản lý và tối ưu hoá chuỗi cung ứng, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả sản xuất, dễ đánh giá và tham mưu Chính phủ một cách chính xác, trong điều hành kinh tế vĩ mô;

iv) Tăng cường sự tin tưởng của người tiêu dùng, nâng cao vị thế, uy tín sản phẩm thương hiệu Việt, tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế;

v) Đảm bảo sự công bằng, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thu hút sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp FDI, cải thiện môi trường đầu tư.

Thống kê của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ trong năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện gần 100.000 vụ việc vi phạm. Trong đó: Hơn có 15.000 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 83.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; trên 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; khởi tố 380 vụ, với 472 đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước từ các vụ việc vi phạm 7.666 tỷ đồng.

Năn 2022, ngành hải quan đã phát hiện gần 14.000 vụ vi phạm với trị giá hàng hoá gần 4.800 tỷ đồng. Cơ quan hải quan đã khởi tố 35 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 113 vụ vi phạm. Riêng Cục Hải quan TP. HCM, phát hiện 2.470 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.771 tỷ đồng; xử lý, thu nộp ngân sách nhà nước trên 40,6 tỷ đồng (tăng 186,6% so cùng kỳ 2021), khởi tố 2 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố trên 50 vụ...

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150,000 - 151,000 đồng/kg, thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu thế giới không thay đổi so với hôm qua.

Tỷ giá USD hôm nay 22/9: Đồng loạt giảm tuần
Tỷ giá USD hôm nay 22/9: Đồng loạt giảm tuần

Rạng sáng 22/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 24 đồng, hiện ở mức 24.148 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,37%, xuống mức 100,74.

Bắc Kạn: Nhiều học sinh nhập viện do các triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu tăng bất thường
Bắc Kạn: Nhiều học sinh nhập viện do các triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu tăng bất thường

Số lượng người mắc hoặc có triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu... gia tăng dần, chủ yếu là học sinh, nhưng cơ quan y tế hiện chưa xác định được nguyên nhân. 

Vũng Tàu: Hoạt động “Ngày Quốc tế làm sạch bờ biển” tại xã đảo Long Sơn
Vũng Tàu: Hoạt động “Ngày Quốc tế làm sạch bờ biển” tại xã đảo Long Sơn

Ngày Quốc tế làm sạch bờ biển (International Coastal Cleanup Day) là sự kiện toàn cầu diễn ra hàng năm, thu hút sự tham gia của mọi người trên khắp thế giới trong việc thu gom rác trên bờ biển và tại các nguồn nước.

Greco 2024: Công nghệ xanh hướng tới tương lai bền vững
Greco 2024: Công nghệ xanh hướng tới tương lai bền vững

Sự kiện "Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2024 "(GRECO 2024) do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức với hơn 200 doanh nghiệp, đơn vị tham gia với nhiều giải pháp công nghệ, sáng tạo phục vụ chuyển đổi công nghiệp theo hướng xanh trên địa bàn thành phố.

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.