Truy nguồn gốc thực phẩm bằng Smartphone: Dễ mà khó!
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ và tìm kiếm được toàn bộ dữ liệu của sản phẩm từ quá trình sản xuất cho đến lúc cung ứng ra thị trường. Song liệu rằng, những thông tin mà doanh nghiệp công bố, có thực sự đảm bảo đúng như truy xuất?
THCL Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ và tìm kiếm được toàn bộ dữ liệu của sản phẩm từ quá trình sản xuất cho đến lúc cung ứng ra thị trường. Song liệu rằng, những thông tin mà doanh nghiệp công bố, có thực sự đảm bảo đúng như truy xuất?
Thực tế, thực phẩm “sạch - bẩn” lẫn lộn khiến người tiêu dùng không thể biết rõ nguồn gốc, xuất xứ; doanh nghiệp sản xuất, cung ứng chân chính cũng lao đao. Mới đấy, ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua smartphone được đề xuất thực hiện đã phần nào vực lại niềm tin từ hai phía.
Theo đó, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành IOS hoặc Android có kết nối mạng Internet là khách hàng có thể quét mã QR code trên sản phẩm để tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối.
Người tiêu dùng cũng sẽ thấy được các giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm và phản hồi ý kiến tới cơ quan quản lý và doanh nghiệp; có thể xem bản đồ từ vị trí của mình tới vị trí các nhà cung cấp nông sản thực phẩm trong hệ thống thông qua Google map...
Rau hữu cơ bán tại cửa hàng Organica được gắn mã để NTD truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện thoại thông minh
Chị Quyển (Q.10, TP. HCM) cho hay: “Thấy mọi người ai cũng dùng điện thoại quét mã sản phẩm đẻ biết thông tin nên tôi cũng bắt chước thôi. Chứ những thông tin đó thì tôi cũng không để ý lắm, vì tôi thấy hầu như sản phẩm nào cũng có thông tin na ná nhau, chưa có cụ thể lắm”.
Tuy nhiên, với quy trình sau khi cung cấp mã QR code, các đơn vị được chủ động in ấn mã code và gắn trên sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, không ít người lo ngại trường hợp “tem thật, hàng giả” hoặc “tái sử dụng tem”? Bởi, mã QR code chỉ được hiểu là kênh minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể nhận diện, tránh hàng giả. Còn về chất lượng sản phẩm có thực sự đảm bảo hay không thì không ai dám chắc chắn. Và điều này chỉ có cơ quan quản lý chất lượng mới nắm được.
Điều đáng nói, hiện nay việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm chỉ mới áp dụng được ở những doanh nghiệp lớn bởi họ có hệ thống quản lý và sổ ghi chép, lưu giữ nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất, phân phối lưu thông. Trong khi tại các cơ sở nhỏ, lẻ, nhiều mặt hàng, nhất là nông lâm thủy sản được mua từ nhiều nguồn khác nhau, không có hệ thống quản lý, sổ ghi chép.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh thực phẩm nhập khẩu chủ yếu dựa vào hồ sơ doanh nghiệp, hầu như chỉ truy xuất được tới đơn vị xuất khẩu, khó có điều kiện kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn gặp khó khăn ở những đơn vị gắn nhãn thực phẩm sạch, an toàn. Bởi, hầu hết các sản phẩm được phân phối bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều được gắn mác "sạch", "an toàn". Thế nhưng, những câu chuyện về việc nhiều cơ sở, doanh nghiệp bán sản phẩm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra thường xuyên, dù là thương hiệu uy tín.
NTD lựa chọn những mặt hàng được bán tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ
Bài học về công ty rau an toàn nhưng cung cấp rau nhiều cơ sở, doanh nghiệp bán sản phẩm không rõ nguồn gốc cho các siêu thị diễn ra cách đây không lâu là một minh chứng. Dù về mặt pháp lý, trên giấy tờ, công ty này cam kết chuyên cung cấp rau sạch, thực phẩm sạch, song thực tế lại không đúng như vậy khiến người tiêu dùng mất niềm tin.
Mặt khác, một vấn đề khó khăn đó là với những khách hàng không cài đặt ứng dụng truy quét nguồn gốc sản phẩm thì sẽ rất khó nhận biết. Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm chỉ là phần ngọn của sự việc.
Bởi thực tế, doanh nghiệp sản xuất đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Còn việc các công ty sản xuất thực phẩm như thế nào, quy trình kiểm nghiệm ra sao thì chỉ có... “trời” mới biết (!).
Mai Hiền
Tin mới
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy
Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 20/9, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM
UBND TP. HCM đã có văn bản hướng dẫn các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn.
Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%
CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm – Lideco (mã NTL) mới thông báo ngày 4/10 là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức năm 2024 cho cổ đông.
Hà Tĩnh lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có chỉ đạo về chủ trương lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông (đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Trung Thiên).
Tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse
Chiều 22/9, tại sân bay Nội Bài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse cho người dân bị thiệt hại bởi cơn bão Yagi.
Những thách thức đặt ra cho thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam
Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM