Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trường Đại học Duy Tân: Thử nghiệm robot hàng không tại sân bay quốc tế Đà Nẵng

Trung tâm Điện - điện tử (CEE) thuộc Trường Công nghệ - Trường Đại học Duy Tân vừa đưa vào thử nghiệm iRobt - robot hướng dẫn hành khách đi máy bay bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

iRobt - robot hướng dẫn hành khách đi máy bay đặt chạy thử nghiệm tại sân bay quốc tế Đà Nẵng
iRobt - robot hướng dẫn hành khách đi máy bay đặt chạy thử nghiệm tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

ThS. Trần Lê Thăng Đồng - Phó Giám đốc CEE cho biết, iRobt là dự án nghiên cứu khoa học hợp tác giữa Trường Công nghệ - Trường Đại học Duy Tân và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. iRobt - robot hướng dẫn hành khách đi máy bay được nghiên cứu và chế tạo bởi CEE nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách ở sân bay, giảm thiểu áp lực công việc cho nhân viên sân bay khi lượng khách ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan cần thiết cho hành khách đi máy bay một cách tiện lợi và nhanh chóng.

“Trước nay, các sân bay Việt Nam đã có các dự án thiết kế và chế tạo robot phục vụ nhu cầu của hành khách đi máy bay. Tuy nhiên, những robot thử nghiệm đó có giá thành khá cao và chưa hỗ trợ tốt ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, khả năng di chuyển và định vị trong nhà ga của robot cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy, với iRobt chúng tôi mong muốn sẽ góp phần giải quyết được những bài toán mà các nghiên cứu robot khác còn vướng mắc” - ThS. Trần Lê Thăng Đồng chia sẻ.

Với phần khung vỏ được chế tạo bằng composite, iRobt đảm bảo độ cứng và bền theo thời gian. iRobt được trang bị các công nghệ nhận dạng giọng nói tiếng Việt, tiếng Anh kết hợp với các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Trang bị công nghệ xử lý và lọc tiếng ồn nơi công cộng giúp robot có thể nghe được các câu hỏi của hành khách trong môi trường nhiều tiếng ồn gây nhiễu. Trang bị công nghệ xử lý ảnh nhận dạng mã QR để nhận dạng thông tin trên thẻ boarding pass sau đó cung cấp các thông tin có liên quan đến chuyến bay cho hành khách và sử dụng trong nhận dạng, định vị các vị trí trong khu vực nhà ga khi di chuyển dẫn đường cho hành khách...

Cán bộ CEE và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng bên iRobt
Cán bộ CEE và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng bên iRobt.

Được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại như vậy nên iRobt có thể giao tiếp qua giọng nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh để hướng dẫn, cung cấp thông tin theo yêu cầu của hành khách theo kịch bản định sẵn với thông tin đầu vào từ các nguồn: Giọng nói, lựa chọn trên màn hình chạm của robot, đầu đọc thẻ lên máy bay của robot… (giai đoạn nghiên cứu 1). Cung cấp công cụ phản ánh hiện trường của hành khách đối với chất lượng dịch vụ của cảng hàng không; có khả năng di chuyển theo quỹ đạo định sẵn và dẫn đường cho hành khách đến các vị trí lựa chọn (giai đoạn nghiên cứu 2). Có chức năng để thay thế kios check-in (giai đoạn nghiên cứu 3).

Tính đến thời điểm được đưa vào thử nghiệm tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (từ ngày 23/12/2020), iRobt đã được CEE nghiên cứu phát triển các giải thuật điều khiển động cơ và kiểm soát hành trình di chuyển trên mặt phẳng. Phát triển phần mềm nhận dạng giọng nói tiếng Việt, xử lý ngôn ngữ tự nhiên để giao tiếp tiếng Việt với hành khách. Phát triển phần mềm với giao diện người dùng thân thiện cho phép hành khách tương tác trực tiếp với robot bằng màn hình cảm ứng với các tính năng đa dạng như: Hiển thị thông tin lịch trình bay trong ngày; hiển thị bản đồ nhà ga; hướng dẫn tìm kiếm quán ăn, cà phê, cửa hàng mua sắm; thông báo vật phẩm bị cấm mang lên máy bay; cung cấp dịch vụ chụp hình hành khách và gửi email; hiển thị các thông tin hướng dẫn, chỉ dẫn vị trí, địa điểm và thông tin quy định nhà ga, quy định đi máy bay dựa trên các câu hỏi của hành khách.

Hiện tại, iRobt được đặt và chạy thử nghiệm tại sân bay quốc tế Đà Nẵng trong vòng 2 tháng. Sau đó, dựa trên những dữ liệu robot thu thập được trong suốt thời gian thử nghiệm, CEE tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo để có thể đưa iRobt vào hoạt động chính thức.

Hoàng Gia

Tin mới

Nhiều trường đại học tại TP.HCM hỗ trợ sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng từ bão lũ
Nhiều trường đại học tại TP.HCM hỗ trợ sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng từ bão lũ

Bên cạnh việc quyên góp, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều trường đại học tại TP.HCM còn có những chính sách thiết thực, để hỗ trợ kịp thời cho sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng do bão lũ...

Galaxy S24 FE sẽ được hỗ trợ sạc nhanh 25W
Galaxy S24 FE sẽ được hỗ trợ sạc nhanh 25W

Galaxy S24 FE sẽ hỗ trợ sạc nhanh 25W và được hỗ trợ sạc ngược không dây 9W.

Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên

Công an thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc phát đi thông báo truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên.

Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước
Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước

Khi đang đi bán vé số trên đường, bé trai bị dòng nước lớn chảy siết cuốn vào cống thoát nước.

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…

Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.