Trường CĐ Y tế Thanh Hóa: "Xẻ thịt" đất công, kinh doanh trái phép?
Đó là câu hỏi mà người dân đặt ra, khi chứng kiến cảnh những lớp học cũ của Trường CĐ Y tế Thanh Hóa: Trở thà
Bài 1: Trường học hay cái chợ?
THCL Đó là câu hỏi mà người dân đặt ra, khi chứng kiến cảnh những lớp học cũ của Trường CĐ Y tế Thanh Hóa: Trở thành những ki ốt nằm liền kề nhau, kinh doanh buôn bán.
Thương hiệu & Công luận nhận được phản ánh của bạn đọc, liên quan đến việc lãnh đạo Trường CĐ Y tế Thanh Hóa lợi dụng khu phòng học đã xuống cấp, tự ý cải tạo, tu sửa thành các ki ốt, cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài thuê lại để kinh doanh với mục đích vụ lợi?
Hàng loạt ki ốt "mọc lên"
Trường CĐ Y tế Thanh Hóa trực thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh. Trường thành lập theo QĐ số 62/CP ngày 21/02/1981 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở Trường Trung học Y tế Thanh Hóa. Trường CĐ Y tế Thanh Hóa có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về y, dược khoa bằng các hình thức tập trung dài hạn, bổ túc ngắn hạn và tại chức, đáp ứng nhu cầu của tỉnh về cán bộ y tế.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường còn "nhạy bén" trong vấn đề phát triển kinh tế. Bởi họ đang tận dụng lợi thế về vị trí "đắc địa" của trường, có khu vực mặt tiền phía trước tiếp giáp tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông chạy qua hàng loạt bệnh viện lớn của tỉnh như Bệnh viện Đa Khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản… nên có lưu lượng người qua lại đông đúc. Mượn cớ tu sửa các phòng học đã xuống cấp, nhà trường xây các ki ốt rồi cho thuê lại với mức giá… bèo?
Theo quan sát của chúng tôi thì hiện tại, trường có gần chục ki ốt đang cho thuê tại 2 khu vực. Trong đó, tại khu vực thứ nhất, có 2 ki ốt đã cho thuê từ nhiều năm trước, một ki ốt được sử dụng làm quán tạp hóa, bán các đồ dùng học sinh, sinh viên. Ki ốt còn lại được sử dụng làm bưu điện.
Khu vực thứ 2 gồm 5 ki ốt mới được tu sửa lại khá rộng và kiên cố (mỗi ki ốt rộng khoảng 30 - 40 m2). Các ki ốt này, trước đây vốn là phòng học của sinh viên. Theo ghi nhận thì, các ki ốt này hiện nay được sử dụng để kinh doanh các mặt hàng như dày dép, shop quần áo, túi xách, phòng khám răng và cơ sở đào tạo tiếng nước ngoài… Nhiều người khi lưu thông qua khu vực này, lầm tưởng rằng giống như cái chợ, chứ không còn là trường học?
Làm trái quy định pháp luật
Việc "xẻ thịt" tài sản mà Nhà nước giao cho quản lý, để "biến" khuôn viên của một trường học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành nơi kinh doanh, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, sai quy hoạch, mà lãnh đạo nhà trường còn đang làm trái quy định của pháp luật.
Bởi chiếu theo khoản 4, Điều 147 Luật Đất đai 2013 quy định rõ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích. Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác. Trong đó, đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế và đào tạo…
Mục đích của việc "lợi dụng" khuôn viên nhà trường, để cho đơn vị ngoài vào thuê lại có phải nhằm "trục lợi" cho một số cán bộ lãnh đạo nhà trường hay không? Số tiền thu được từ việc cho thuê, liệu có đóng vào ngân sách nhà nước hay lại lọt vào túi một số cán bộ lãnh đạo?...
Để rộng đường dư luận, PV đã liên lạc, xin đặt lịch làm việc với ông Vũ Hồng Cương, Hiệu trưởng nhà trường, tuy nhiên, ông Cương đã từ chối thẳng thừng (?!).
Trách nhiệm của ông Cương có liên quan đến những sai phạm nêu trên hay không, sẽ cần có cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ. Song qua cách ứng xử của một người Hiệu trưởng, Nhà giáo Ưu tú - ông Vũ Hồng Cương đối với PV báo chí, thiết nghĩ là chưa đúng mực
Bài 2: Biết sai vẫn cố làm?
Nguyễn Thuấn
Tin mới
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy
Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 20/9, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM
UBND TP. HCM đã có văn bản hướng dẫn các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn.
Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%
CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm – Lideco (mã NTL) mới thông báo ngày 4/10 là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức năm 2024 cho cổ đông.
Hà Tĩnh lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có chỉ đạo về chủ trương lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông (đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Trung Thiên).
Tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse
Chiều 22/9, tại sân bay Nội Bài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse cho người dân bị thiệt hại bởi cơn bão Yagi.
Những thách thức đặt ra cho thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam
Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM