Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc ‘làm nóng’ giá nguyên liệu nông sản thế giới trong năm qua

Kể từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, giá đậu tương CBOT đã tăng hơn 9%, tương đương 44,6 USD/tấn. Giá lúa mì CBOT cũng nhảy vọt gần 16%, xấp xỉ 32,2 USD/tấn chỉ trong hai tuần cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nửa cuối năm 2023, giá các hợp đồng đậu tương và lúa mì niêm yết trên Sở Giao dịch Chicago (CBOT) biến động mạnh và đặc biệt có xu hướng tăng vào quý IV…

Diễn biến “giá nóng” trên là do Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới đã bất ngờ mua hàng khối lượng lớn vào giai đoạn cuối năm 2023.

Trung Quốc ‘làm nóng’ giá nguyên liệu nông sản thế giới trong năm qua ảnh 1

Trung Quốc thống lĩnh nhập khẩu nông sản quốc tế

“Trước đó, giai đoạn tháng 7-8, giá đậu tương và lúa mì thế giới có xu hướng suy yếu, nắm bắt cơ hội này, kể từ quý IV, các nhà nhập khẩu Trung Quốc tranh thủ “gom hàng” ồ ạt. Ngay lập tức, thị trường có phản ứng khi giá các mặt hàng này đảo chiều tăng vọt”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm tin tức hàng hóa Việt Nam cho biết.

Trung Quốc ‘làm nóng’ giá nguyên liệu nông sản thế giới trong năm qua ảnh 2

Giám đốc Trung tâm tin tức hàng hóa Việt Nam Phạm Quang Anh.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn đang là nước nhập khẩu đậu tương và lúa mì lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chỉ tính riêng đậu tương, trong niên vụ 22/23 (10/2022-9/2023), Trung Quốc đã nhập kỷ lục 100,85 triệu tấn.

Nguồn tin của Reuters cho biết, hằng năm, nước này tiêu thụ khoảng 30% lượng đậu tương của toàn thế giới và ít nhất 60% lượng đậu tương toàn cầu được nhập về Trung Quốc.

Khối lượng đậu tương khổng lồ này chủ yếu phục vụ cho ngành ép dầu, tạo ra hai thành phẩm là: dầu đậu tương sử dụng cho thực phẩm và khô đậu tương làm nguyên liệu quan trọng trong thành phần thức ăn chăn nuôi.

Phần lớn các lô hàng đậu tương xuất khẩu của các nhà cung cấp lớn nhất thế giới là Brazil và Mỹ đều có điểm đến là Trung Quốc. USDA còn thống kê trong ba niên vụ gần đây, 70% đậu tương xuất khẩu của Brazil có người mua là Trung Quốc, trong khi tỷ lệ này của Mỹ là 56%.

Trung Quốc ‘làm nóng’ giá nguyên liệu nông sản thế giới trong năm qua ảnh 3

Những cú sốc về giá do nhu cầu từ Trung Quốc tăng đột biến

Ngay từ khi niên vụ đậu tương 2023/24 của Mỹ bắt đầu vào 1/9/2023, Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng mua đậu tương Mỹ với khối lượng lớn. Đáng chú ý, hai tuần đầu của tháng 12/2023, trong đó có 8 ngày liên tiếp, nước này đã mua hàng với khối lượng lên đến hơn 1,8 triệu tấn.

Ngoài đậu tương, Trung Quốc cũng tiến hành nhiều đợt mua lúa mì lớn trên thị trường quốc tế. Vào tháng 9/2023, Trung Quốc đã đặt mua 2,5 triệu tấn lúa mì mềm từ Pháp. Không dừng lại ở đó, họ còn tăng cường các đơn hàng mới với khối lượng 2 triệu tấn từ Australia trong tháng 10. Tiếp theo, vào giai đoạn tháng 11 và tháng 12, Bắc Kinh đã ký kết các hợp đồng mua hơn 1,2 triệu tấn lúa mì từ Mỹ.

MXV cho biết, lo ngại về sự thu hẹp nguồn cung từ Brazil do thời tiết bất lợi đã kích thích nhu cầu từ phía Trung Quốc. Ngoài ra, bị đặt trong bối cảnh phải đối mặt với tình trạng thiệt hại vụ lúa mì do đợt mưa bão trái mùa vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng “xuống tay” ký các đơn đặt hàng với quy mô lớn. Có thể thấy, đây là đợt mua hàng nguyên liệu nông sản lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2012. Động thái này đã đẩy giá đậu tương và lúa mì CBOT tăng vọt vào cuối năm ngoái.

Thêm vào đó, mùa vụ các quốc gia sản xuất lớn cũng đang phải đối diện với các thông tin kém khả quan. Tại Brazil, đợt khô hạn thời gian gần đây đã giảm mạnh năng suất của vụ đậu tương. Trong khi đó, lượng mưa vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 ở Argentina đã đến quá muộn để có thể hỗ trợ vụ lúa mì của nước này. Đây là hai trong số các nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Yếu tố này cũng tác động mạnh lên diễn biến giá trong giai đoạn này.

Ông Phạm Quang Anh nhận định, trong bối cảnh tình hình nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2024 vẫn còn là một ẩn số, Trung Quốc có thể sẽ mua tiếp nhiều đợt hàng lớn và tạo ra những biến động mạnh mẽ và khó lường cho thị trường nguyên liệu nông sản thế giới.

Những ảnh hưởng gián tiếp tới nhập khẩu nguyên liệu nông sản Việt Nam

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập từ nước ngoài, Việt Nam khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Đặc biệt, mỗi khi thị trường toàn cầu đối mặt những cú sốc về giá, điển hình như đợt mua hàng ồ ạt trong cuối năm qua của Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi càng trở nên khó khăn hơn trước bài toán về chi phí.

Trung Quốc ‘làm nóng’ giá nguyên liệu nông sản thế giới trong năm qua ảnh 4

“Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vẫn là điểm yếu ngành chăn nuôi của Việt Nam. Để bảo đảm tăng trưởng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã phải tiết giảm chi phí, nỗ lực đa dạng hóa thị trường cung ứng nguyên liệu để giảm thiểu rủi ro về giá. Tuy nhiên, năm 2024, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình nguồn cung và nhu cầu nguyên liệu nông sản ở Trung Quốc để dự báo trước các đợt mua hàng của nước này. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược mua hàng tối ưu, giúp giảm bị động khi thị trường nông sản đột ngột xảy ra cú sốc về giá”, ông Quang Anh đánh giá.

Trung Quốc là khách hàng mục tiêu của cả Brazil và Mỹ, trong khi đây cũng là hai quốc gia cung cấp đậu tương lớn nhất của Việt Nam. Do đó, những biến động về nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới giá đậu tương từ Brazil và Mỹ, qua đó tác động trực tiếp tới chi phí nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Nhandan.vn

Tin mới

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...

Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...

Kết quả thực hiện đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025 có nhiều kết quả tích cực
Kết quả thực hiện đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025 có nhiều kết quả tích cực

Ngày 18/9, Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn do Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025 tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.

Xuất hiện vết nứt dài trên đồi ở huyện Sơn Động, di dời khẩn cấp 30 hộ dân
Xuất hiện vết nứt dài trên đồi ở huyện Sơn Động, di dời khẩn cấp 30 hộ dân

Trong quá trình kiểm tra, Tổ Bảo vệ an ninh trật tự thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phát hiện vết nứt dài trên đồi, nguy cơ sạt lở đất ảnh hưởng tới một số hộ dân thôn Tuấn Sơn sinh sống dưới chân đồi.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình ‘Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt’ ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Khẩn cấp cứu nạn 8 thuyền viên tàu hàng bị sóng đánh chìm
Khẩn cấp cứu nạn 8 thuyền viên tàu hàng bị sóng đánh chìm

Chiều 18/9, lực lượng Biên phòng tiếp nhận thông tin một tàu chở hàng bị chìm trên vùng biển Quảng Nam, trên tàu có 8 thuyền viên. Hiện nay, tàu của lực lượng chức năng đang cơ động ra khu vực tàu chìm để hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn.