Trừng phạt của Mỹ không đủ "trói tay" Putin
Mỹ đã công bố đợt trừng phạt đầu tiên với Nga để đối phó
Mỹ đã công bố đợt trừng phạt đầu tiên với Nga để đối phó với khủng hoảng ở Ukraina. Theo đó, Washington áp đặt lệnh cấm visa đối với những cá nhân có vai trò trong chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Crưm (Crimea).
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images
Đã có những lời kêu gọi từ cả bên trong và bên ngoài chính quyền Tổng thống Mỹ Obama về việc sử dụng áp lực kinh tế để "trói tay" ông Putin ở Ukraina.
Trước thực tế rằng, các lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu chống lại Iran từng buộc chính quyền Tehran phải ngồi vào bàn đàm phán, Washington hy vọng có thể tái lặp điều tượng tự với nước Nga của Putin. Chuyên gia kinh tế Mỹ Anders Aslund tuyên bố trên tờ New York Times: "Nga có thể buộc phải rút khỏi Crưm khi đối mặt với sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt tài chính và chính sách ngoại giao cứng rắn".
Một số nhà quan sát coi phát biểu của ông Aslund là lạc quan thái quá. Họ cho rằng, ngay cả các lệnh trừng phạt kinh tế được suy tính hoàn hảo nhất cũng sẽ không thể buộc người Nga rời khỏi Crưm.
Theo các chuyên gia phân tích, điều đầu tiên cần hiểu về việc trừng phạt Nga về vấn đề Crưm là mong muốn của Moscow. Một bộ phận không nhỏ người Nga hiện coi Crưm là một phần lãnh thổ đã bị tước mất của họ. Ngược dòng lịch sử, có thể thấy vùng lãnh thổ Crưm từng bị chiếm đóng nhiều lần. Từ thế kỷ 18, Nga sáp nhập Crưm, sau hàng loạt cuộc chiến tranh giành với đế chế Ottoman, vốn cai quản vùng đất này từ thế kỷ 15.
Thời kỳ Liên Xô (trước đây), Crưm thuộc nước Nga Xô viết trước khi trực thuộc Ukraina trong thành phần Liên Xô. Crưm từng là khu du lịch, nghỉ dưỡng dành cho công nhân các nước thành viên Liên Xô và là địa chỉ ưa thích của khách du lịch từ Đông Âu.
Trong một quyết định gây tranh cãi, năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã chuyển giao Crưm cho Ukraina như một món quà kỷ niệm 300 năm nước này liên kết với đế chế Nga. Có lẽ, khi đưa ra quyết định bất ngờ chỉ trong 15 phút này, như mô tả trong một bài viết đăng tải trên báo Pravda ngày 19/2/2009, ông Khrushchev không nghĩ Liên Xô có thể sụp đổ không đầy 40 năm sau.
Quay trở về hiện tại, chính phủ của Tổng thống Putin tuyên bố họ có căn cứ pháp lý để đưa quân tới Crưm (bảo vệ công dân Nga và những người nói tiếng Nga trước các mối đe dọa về an ninh, tính mạng, tài sản...). Dư luận tại Crưm cũng thiên về ủng hộ Nga. Thậm chí, chính quyền vùng tự trị này hôm 6/3 đã gửi thư cho Tổng thống Putin đề nghị chính phủ Nga xem xét sáp nhập Crưm. Do đó, việc Mỹ dùng lệnh trừng phạt buộc Nga phải rút khỏi vùng đất này đương nhiên sẽ bị Putin coi là đòi hỏi phi lý.
Trường hợp cấm vận kinh tế duy nhất thành công trong bối cảnh tương tự là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956. Trong trường hợp đó, liên minh Anh, Pháp và Israel đã rút lực lượng khỏi kênh đào Suez sau áp lực của Mỹ đối với đồng bảng Anh.
Tuy nhiên, khủng hoảng kênh đào Suez rốt cuộc không tương đồng với trình trạng Nga - Crưm hiện nay. Anh từng là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, trong khi nước Nga dưới thời Putin không phải vậy. Kênh Suez nằm cách xa đất Anh, trong khi Crưm chỉ cách Nga qua vùng biển Azov. Và có lẽ, quan trọng nhất là, Anh từng ở trong tình trạng kinh tế dễ đổ vỡ khi cố gắng bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định. Nền kinh tế Nga hiện cũng có các vấn đề riêng, nhưng không thiếu hụt dự trữ ngoại tệ mạnh.
Vì vậy, bối cảnh hiện nay khiến các lệnh trừng phạt nhằm buộc ông Putin “xuống thang” ở Ukraina có thể là “bất khả thi”. Đó là chưa kể đến việc phối hợp trừng phạt theo đề xuất của Mỹ còn nhiều lỗ hổng và rạn nứt. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không thực sự hào hứng với ý tưởng về các lệnh cấm vận kinh tế quy mô rộng, vì những lí do dễ hiểu.
Anh thèm khát vốn tài chính của Nga. Phần còn lại của châu Âu cần năng lượng của Nga. Pháp, nước lâu nay vẫn bị coi là “diều hâu” nhất trong khu vực, đang quá bận rộn với việc lập kế hoạch xuất khẩu tàu chiến cho Nga, thay vì đứng ra tổ chức các biện pháp trừng phạt của châu Âu. Trong khi đó, ngành công nghiệp Đức đang vận động hành lang mạnh mẽ chống lại các lệnh trừng phạt Nga.
Về phần mình, nước Mỹ không có nhiều ảnh hưởng kinh tế đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và đóng băng tài sản, theo giới hoạch định chính sách Mỹ, là một cách gây sức ép đối với các quan chức và “đầu sỏ” chính trị Nga. Tuy nhiên, chúng mặc nhiên thừa nhận, ông Putin cần sự ủng hộ của các nhà tài phiệt Nga, thay vì ngược lại.
Đối với đề xuất kết hợp trừng phạt với mở rộng xuất khẩu năng lượng Mỹ như một cách giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga, đây không phải là ý kiến tồi nhưng sẽ không tạo ra mấy tổn thất đối với chính phủ của ông Putin về ngắn hạn.
Theo Vietnamnet
Tin mới
Ninh Bình: Nguy cơ lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long
Đến trưa ngày 12/9, mực nước sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình vẫn tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 3 từ 0,6 - 0,8 m. Cơ quan chức năng cảnh báo nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá.
Bắc Giang tích cực khắc phục sự cố sạt lở, bảo vệ môi trường, nguồn nước
Trước tình trạng ngập lụt, sạt lở đất xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục sạt lở đất, bảo vệ môi trường, nguồn nước.
Tiếp tục hiện đại hóa CNTT phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất
Ngành thuế tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được triển khai và phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất...
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Phát huy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, Agribank triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, chung tay cùng các địa phương và người dân vượt qua khó khăn, sớm khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, ổn định cuộc sống.
Đà Nẵng ngừng cung cấp “thuê bao 2G” vào ngày 16/9
Tại Đà Nẵng, ngày 15/9, hệ thống 2G sẽ ngừng hoạt động, ngày 16/9, các nhà mạng phải dừng cung cấp dịch vụ cho những thiết bị đầu cuối, bao gồm điện thoại 2G sẽ ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G-Only.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão
Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hệ thống điện lưới bị mất diện rộng, đến nay, các mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lần lượt được khôi phục cấp điện trở lại bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào