Tăng công suất tối đa các dây chuyền sản xuất thuốc
Hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty dược phẩm bị ngưng trệ do ảnh hưởng của các lệnh giãn cách xã hội kéo dài trên toàn quốc trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Các biện pháp giãn cách thắt chặt, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối thuốc. Ngoài ra, nhiều bệnh viện ở miền Nam đã được chuyển đổi thành trung tâm điều trị COVID-19, khiến doanh thu dược phẩm giảm đáng kể, do kênh bệnh viện chiếm hơn 60% nhu cầu của ngành.
Dù vậy, trong bức tranh xám màu của các doanh nghiệp dược niêm yết vẫn có nhiều điểm sáng đến từ nỗ lực tự thân và năng lực dự báo, thích ứng linh hoạt được với môi trường kinh doanh thay đổi của doanh nghiệp. Với nhiều sản phẩm phong phú trong đó có nhiều loại thuốc có tác dụng làm dịu đi các triệu chứng COVID-19 như thuốc giảm ho, giảm đờm, vitamin, nước muối sát khuẩn, Traphaco đã có một quý sản xuất kinh doanh bận rộn, đòi hỏi nỗ lực lớn nhất từ trước đến nay.
Dây chuyền sản xuất T-B Fresh của Traphaco, theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, đã chạy tối đa công suất 72.000 chai/ngày, thực hiện sản xuất 3 ca/ngày từ quý 2. T-B Fresh được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy Traphaco Hưng Yên với nhiều dòng sản phẩm cho người lớn, trẻ em. Trong 2 năm nay, Traphaco giữ nguyên giá bán dù nguyên vật liệu đầu vào gia tăng mạnh, bởi vậy giá bán của sản phẩm chỉ chưa tới ½ so với sản phẩm cùng loại nhập ngoại. Hiệu quả tốt của thuốc đã được chứng minh qua thực tế lâm sàng nhiều năm bởi vậy vào cuối tháng 8/2021, 200.000 chai thuốc T-B Fresh đã được vận chuyển từ nhà máy ngoài Bắc vào TP. HCM, phục vụ cho Chương trình Túi thuốc an sinh - Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà của Bộ Y tế.
Ngoài thuốc sát khuẩn họng, Traphaco cũng tăng công suất tối đa các dây chuyền thuốc nhỏ mắt, thuốc ho, nhằm kịp thời cung cấp, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân trong mùa dịch. Việc liên tục duy trì công suất tối đa các dây chuyền dù phải thực hiện quy tắc "3 tại chỗ", nhưng không bị áp lực vì nhà máy được tự động hóa hoàn toàn, sản xuất khép kín, không sử dụng nhiều nhân công.
Áp dụng công nghệ và số hóa giúp hệ thống phân phối hiệu quả
Bên cạnh hàng tự sản xuất gia tăng mạnh, điểm tích cực khác ở Traphaco là khâu vận chuyển, cung ứng và phân phối thuốc được thực hiện nhịp nhàng, thông suốt, không bị gián đoạn trong mùa dịch, đặc biệt ở các thị trường phía Nam. Có được điều này, theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty, là nhờ Traphaco đã áp dụng công nghệ và số hóa mạnh mẽ trong tổ chức và triển khai hệ thống phân phối.
Chuỗi phân phối của Traphaco với quy mô 28.000 nhà thuốc trên toàn quốc đã được tích hợp vào hệ thống DMS, quản lý bằng bằng phần mềm thống nhất, tới từng trình dược viên. Nhờ vậy, Công ty có thể dự báo được mức độ các khu vực bị ảnh hưởng doanh số, mức độ tồn hàng tại mỗi nơi để có phương án luân chuyển hàng tới khu vực có nhu cầu cao, không để tình trạng kệ trống thuốc. Đặc biệt, góp phần đảm bảo chuỗi sản xuất - bán hàng thông suốt, không bị đứt gẫy bất cứ thời điểm nào, khu vực nào trong những thời điểm dịch bệnh căng thẳng đỉnh điểm như quý 3 vừa qua.
Với nhiều nỗ lực, quý 3 năm 2021, Traphaco tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, với 571 tỷ đồng doanh thu, 71 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 24% và 39,2% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh số thị trường miền Nam tăng trưởng 67%.
Traphaco là doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ). Có thể thấy, việc liên tục cải tiến quy trình hoạt động cũng như chủ động trong việc lập kế hoạch, dự phòng các kịch bản có thể xảy ra trong đại dịch đã giúp Traphaco chủ động sản xuất, bán hàng trong mọi thời điểm. Sở hữu nhà máy dược thông minh, tự động hóa hoàn toàn cho năng suất cao, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, Traphaco có thể tăng cường sản xuất và vận chuyển kịp thời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa dịch.
(Bài viết tuyên truyền theo Nghị định 84 của Chính phủ).
Anh Minh