Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong vụ sách giáo khoa giả
Hiện nay, tình trạng làm giả xuất bản phẩm phục vụ dạy và học trong nhà trường như sách giáo khoa, sách bổ trợ, các loại sách tham khảo, bản đồ – tranh ảnh giáo dục, đĩa CD nghe nhìn giáo dục… đang trở nên báo động...
Bài 1: Hệ lụy từ sách giáo khoa giả
Việc sử dụng sách giáo dục giả, sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hại như xâm hại trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, của các đơn vị xuất bản, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh.
Nhìn từ vụ án hơn 9,4 triệu sách giáo khoa giả
Thời gian qua, hoạt động sản xuất, tàng trữ và tiêu thụ xuất bản phẩm làm giả, làm nhái nói chung và sách giáo dục bị làm giả nói riêng, đã và đang là vấn đề nhức nhối, tồn tại trong thời gian dài, nhưng vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý hiệu quả. Thậm chí, tình trạng này gần đây còn có xu hướng ngày càng gia tăng, cả về phạm vi và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hại.
Vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” - xảy ra tại Công ty In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty Phú Hưng Phát, Đội Quản lý thị trường 17 Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường - là một thực tế rõ nét.
Theo hồ sơ vụ án, ông Trần Hùng (cựu Tổ trưởng Tổ 304 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” - dù quá trình điều tra trước đó, ông này không thừa nhận hành vi nhận hối lộ 300 triệu đồng.
Bà Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát cùng 30 người bị truy tố về các tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”. So với cáo trạng trước đó, viện kiểm sát (VKS) đã truy tố thêm 2 người về tội “Buôn bán hàng giả”.
Cùng vụ án, Nguyễn Duy Hải, lao động tự do, bị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”. Bị can Lê Việt Phương, cựu Đội phó Đội Quản lý thị trường số 17 Hà Nội, cùng hai cán bộ dưới quyền là Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo cáo trạng, năm 2021, Cao Thị Minh Thuận cùng đồng phạm sản xuất hơn 9,4 triệu quyển sách giả các loại liên quan Nhà Xuất bản giáo dục, trị giá in trên bìa hơn 260 tỷ đồng. Nhóm này đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển, còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cảnh sát thu giữ.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định được, năm 2020, Thuận đã bị Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp với Tổ 304 - nơi bị cáo Trần Hùng làm Tổ trưởng, kiểm tra, thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả. Ông Hùng đã trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý.
Cao Thị Minh Thuận đã nhắn tin, điện thoại cho ông Trần Hùng, nhờ giúp đỡ, xin xử lý nhẹ vụ việc. Cáo trạng nêu rõ, ông Hùng “đồng ý tha” với yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Sau đó, bị cáo Thuận tiếp tục liên hệ với Nguyễn Duy Hải, đặt vấn đề chi tiền cho Trần Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc.
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Hùng đã hướng dẫn Nguyễn Duy Hải về nói với Thuận phải thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, từ “sách mua bị thu giữ” sang “sách do người khác mang đến ký gửi” để được giảm nhẹ.
Ngày 15/7/2020, Nguyễn Duy Hải cầm 300 triệu đồng đựng trong túi ni lông màu đen, đến phòng làm việc của ông Trần Hùng. Tại đây, Nguyễn Duy Hải đã gọi điện để ông Hùng nói chuyện với Thuận, nghe cụ thể hướng dẫn về cách khai báo.
Theo VKS, sau đó bị cáo Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điện kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.
Từ sự “bao che” của ông Trần Hùng và nhóm cán bộ Đội Quản lý thị trường số 17, trong nửa đầu năm 2021, bị cáo Cao Thị Minh Thuận cùng đồng phạm tiếp tục tổ chức sản xuất, nhập kho 9.473.891 quyển sách giáo khoa giả sách của Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với tổng trị giá sách theo bìa hơn 260 tỷ đồng. Nhóm này đã tiêu thụ 6.342.076 quyển, sau khi trừ chiết khấu thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.
Sách giáo dục giả, hệ lụy thật
Sách giả được tạo ra bằng cách sao chụp rồi in lại, hoặc gõ lại nội dung rồi sao chép cách trình bày của sách thật. Người gõ lại nội dung chỉ đơn thuần là nhập liệu, không có trình độ của đội ngũ biên soạn nên thường để lại những sai sót, dẫn đến sai lệch nghiêm trọng về kiến thức.
Ví dụ, những quyển sách giả môn Địa Lý, khi có sự lẫn lộn giữa đường liền và đường cách đoạn dẫn đến sai kiến thức về biên giới, lãnh thổ. Với những đầu sách ngoại ngữ có kho học liệu trực tuyến đi kèm, thì sách giả thiếu mất hoàn toàn nội dung này.
Hay như, mỗi quyển sách trong bộ sách giáo khoa tiếng Anh i-Learn Smart Start, i-Learn Smart World (do Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát biên soạn, phát hành), đều có một mã code riêng, dùng để kích hoạt sử dụng kho học liệu trực tuyến trên EduHome (với phần bài tập thực hành và nhiều tư liệu tham khảo giá trị khác, các hoạt động tương tác, trò chơi lôi cuốn, hấp dẫn người học).
Sách giả không có mã code, hoặc mã code đã được sử dụng trước đó, đồng nghĩa với việc học sinh không thể tiếp cận tài liệu học tập trực tuyến.
Hiện nay, không ít người có quan niệm rằng, sách lậu, sách giả chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với các nhà làm sách chân chính và tác giả cuốn sách, chứ không gây tổn hại đến độc giả. Thậm chí, một bộ phận người đọc còn cho rằng, mình có lợi vì mua được sách giá rẻ. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia thì, sự nguy hiểm của sách giả, sách lậu là rất rõ ràng. Nó triệt tiêu sự sáng tạo, làm sai lệch thông tin, từ đó gây ra những tác động xấu đến xã hội.
Nghiêm trọng hơn đó là sự ăn mòn văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức của công chúng. Người quen đọc sách giả cũng dần quen với sự kém chất lượng, vô tình tự hạ thấp thẩm mỹ lẫn cảm quan thưởng thức của bản thân. Bên cạnh đó, chính tâm lý ham rẻ, đã dần tạo ra thói qquen mà coi thường chất xám, coi thường công sức của người viết sách và làm ra sách. Chưa kể, những lỗi sai về nội dung, chính tả, sẽ phần nào làm sai lệch về nhận thức.
Theo ông Nguyễn Chí Bính, Phó tổng giám đốc Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam, khi những cuốn sách giáo khoa giả đến tay học sinh, được đặt trên bàn học, tức là người học đang đối mặt với rủi ro phải tiếp nhận những kiến thức sai lệch.
“Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất khi học sinh mua phải sách giả là giấy in và mực in các cuốn sách đó kém chất lượng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh”, ông Bính cho biết.
Lấy ví dụ, ông Bính chỉ ra điểm khác nhau trong hình ảnh bản đồ giữa một cuốn sách thật và sách lậu. Cụ thể, sách thật có màu sắc, đường nét phân chia ranh giới lãnh thổ, biển đảo, chủ quyền đúng quy định; còn sách giả thì các nét in mờ nhạt, đường ranh giới sai quy chuẩn.
Một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nêu, việc sản xuất và tiêu thụ sách giả nói chung và sách giáo dục giả nói riêng - là hành vi xâm hại trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, của các đơn vị xuất bản, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, việc sử dụng sách giáo dục làm giả, làm nhái không bảo đảm về nội dung, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Cụ thể, sách giáo dục giả có sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, bị thiếu dữ liệu hoặc không cập nhật thông tin…, sẽ dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh, là điều đáng lo ngại nhất.
Sách giáo dục giả có chất lượng giấy in thấp, in bị mờ, không bảo đảm quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thể chất của học sinh, đặc biệt là ảnh hưởng tới thị lực.
“Việc sử dụng xuất bản phẩm giáo dục giả, vi phạm pháp luật ngay trong nhà trường, nơi hằng ngày đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, sẽ ảnh hưởng xấu đến nhận thức, đến ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật của thế hệ này về lâu dài. Chưa kể đến các sản phẩm bản đồ, sách lịch sử bị làm giả, cập nhật kiến thức không chuẩn, sẽ còn ảnh hưởng tới công tác giáo dục học sinh về lịch sử dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia”, vị chuyên gia này cho biết.
Mặc dù, những quy định của pháp luật trong Luật Xuất bản, Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, cũng như các thông tư, nghị định, đã đảm bảo tương đối chặt chẽ trong việc quản lý các cơ sở in, nhưng sự phát triển của công nghệ, trong việc trao đổi thông tin, giao nhận hàng hóa... đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân in - phát hành sách giả hoạt động ngày càng tinh vi, chặt chẽ, kín đáo.
Chính vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân khi sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả - là điều cần thiết. Bởi lẽ, khi có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, thì tình trạng làm giả sách giáo khoa mới được đẩy lùi.
Thiên Trường
Tin mới
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM