Mô hình trồng dừa hữu cơ tại tỉnh Trà Vinh được liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà vườn. Việc xây dựng vùng trồng dừa tập trung đạt chuẩn hữu cơ là xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, giúp người trồng dừa có thu nhập ổn định.
Tiềm năng cây dừa của Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát. Đây là lợi thế để cây dừa sinh trưởng, phát triển trên đất pha cát trong điều kiện hay khí hậu khắc nghiệt.
Dừa được xác định là cây trồng quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, góp phần thúc đầy kinh tế - xã hội không ngừng tăng trưởng. Đồng thời, trong bối cảnh Trà Vinh đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thì việc trồng dừa và chế biến các sản phẩm từ dừa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần không nhỏ để bảo vệ môi trường, tăng khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiện nay, Trà Vinh có diện tích dừa lớn thứ 2 cả nước sau tỉnh Bến Tre. Cây dừa đã thu hút khoảng 89.000 hộ dân tham gia canh tác trồng, chiếm 40% tổng số hộ khu vực nông thôn, với 170.000 lao động tham gia sản xuất, thu nhập 30 - 45 triệu đồng/ha. Những năm gần đây, để hạn chế những rủi ro do biến động về giá thị trường, ổn định thu nhập cho người dân, tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị dừa với nhiều mục tiêu, chiến lược. Trong đó, giữ ổn định diện tích trồng dừa là 22.000ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng trên 321.000 tấn, chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tiểu Cần, Càng Long.
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, dừa được trồng tập trung trên địa bàn các huyện như Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần và Châu Thành với một số loại dừa: dừa dâu xanh, dừa dâu vàng, dừa xiêm xanh được trồng tại các vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển chiến lược.
Năm 2020, mô hình dừa hữu cơ được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh hỗ trợ triển khai tại địa bàn xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần, với 202 hộ tham gia trên tổng diện tích hơn 220 ha.
Mô hình được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ bao gồm: Không sử dụng phân hóa học, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, không nuôi gia súc, gia cầm trên vườn dừa và không sử dụng các loại hố xí trong vườn dừa. Thay vào đó, nguồn dinh dưỡng cho vườn dừa được sử dụng từ các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Vì thế, trồng dừa hữu cơ giúp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng; đồng thời cân bằng hệ sinh thái môi trường, phát triển theo hướng bền vững.
Đến nay toàn tỉnh có gần khoảng gần 1.300ha dừa đạt chứng nhận hữu cơ trong tổng 23.800ha dừa. Trong đó có 2 vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế: Vùng nguyên liệu dừa hữu cơ ở xã Tân Hòa huyện Tiểu Cần, do Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu (Bến Tre) bao tiêu sản phẩm; Vùng nguyên liệu dừa ở xã Đại Phước, huyện Càng Long, do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) bao tiêu sản phẩm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh cho biết, từ đầu tháng 04/2022 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện hoạt động xúc tiến mời gọi một số doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre tham gia liên kết đầu tư mở rộng diện tích và chế biến dừa hữu cơ đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Đây là những doanh nghiệp chuyên về chế biến ngành dừa và đã có đầu tư bước đầu phát triển diện tích dừa hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Betrimex Bến Tre đã xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ tại tỉnh Trà Vinh và thực hiện đánh giá chứng nhận 1.383ha dừa hữu cơ đạt chứng nhận EU, USA; trong đó có 260ha đạt 6 tiêu chuẩn châu Âu - UE, Mỹ - USDA, Nhật - JAS, Úc - ACO, Thụy Điển - KRAV và GlobalGAP, tập trung tại huyện Càng Long 763ha, Tiểu Cần 620ha.
Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ 150ha tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Hiện công ty đang phối hợp với Công ty Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) định hướng xây dựng 1.000ha dừa hữu cơ gắn với xưởng sơ chế tại Cầu Kè.
Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu, được Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án SME Trà Vinh) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ gần 221 ha tại xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần...
Cùng với việc các doanh nghiệp liên kết mở rộng diện tích dừa hữu cùng nông dân, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Betrimex Bến Tre đã ký biên bản ghi nhớ thực hiện Dự án nhà máy sơ chế các sản phẩm từ dừa, tiến tới thành lập nhà máy chế biến dừa, hỗ trợ tiêu thụ nguồn nguyên liệu dừa cho nông dân Trà Vinh.
Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa
Để phát triển ngành hàng dừa theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu đối với các dòng sản phẩm chủ lực có lợi thế phát triển của cây dừa, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành quyết định phê duyệt "Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022-2025".
Mục tiêu của chiến lược là phát triển khoảng 550 ha dừa sáp đặc sản, tập trung trên địa bàn các huyện: Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần và Châu Thành; mở rộng diện tích trồng và cải tạo vườn dừa bị lão hóa khoảng 3.000 ha với những giống có năng suất, chất lượng cao như: dừa dâu xanh, dừa dâu vàng, dừa xiêm xanh tại các vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chiến lược phát triển sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu năng suất dừa đạt khoảng 16 tấn/ha; có ít nhất 8.000 ha dừa theo hướng hữu cơ, trong đó 6.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Ngoài ra, ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết với các hộ sản xuất dừa xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao ra thị trường.
Để thực hiện mục tiêu trên, Trà Vinh sẽ đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các vùng nguyên liệu dừa, tiếp tục tuyển chọn những giống chất lượng, sử dụng cây đầu dòng của một số giống đã tuyển chọn, thúc đẩy phát triển các cơ sở nhân giống. Song song đó, Trà Vinh sẽ phối hợp với tỉnh Bến Tre và các trường đại học để nghiên cứu, chọn lọc giống tốt, năng suất cao, phù hợp với thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp nhằm nhân rộng, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Trà Vinh sẽ hỗ trợ người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng mới hoặc cải tạo vườn dừa hiện có; đăng ký, quản lý vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP. Trà Vinh cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với các hộ, cơ sở trong việc đăng ký chứng nhận, đánh giá, quản lý vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ, trên cơ sở áp dụng chuyển đổi số nhằm minh bạch thông tin trong giao dịch, mua bán.
Sáng 12/06, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ trong trồng trọt hữu cơ và làm nông dược tự nhiên cho hàng trăm nông dân của TP Đà Lạt.
Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm.
Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.
Nhờ chủ động ứng phó với thiên tai, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão. Tháng 9/2024, sản lượng điện sản xuất là 2,263 tỷ kWh, đạt 94,1% kế hoạch được giao.
Ngày 9/10 thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, một bệnh nhân bị tai nạn giao thông, tim bị lỗ thủng lớn kích thước khoảng 2cm, tỷ lệ tử vong cao nhưng các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã tập trung mọi nỗ lực cứu sống bệnh nhân.
Việt Nam đã thành công trong việc xuất khẩu 1.000 tấn gạo JAPONICA chất lượng cao mang thương hiệu A An vào thị trường Nhật Bản ngay từ đầu tháng 10 này.
Với mong muốn hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất ưu đãi chỉ từ 3,6%/năm.
Với kết quả đo kiểm trong tháng 9/2024 tốc độ download Internet di động của người dùng VinaPhone trung bình đạt 59.13 Mbps; tốc độ upload Internet di động trung bình đạt 24.14 Mbps. Trước đó, theo kết quả đo kiểm tháng 8/2024 tốc độ download của VinaPhone 61,06 Mbps; tốc độ upload đạt 24,87 Mbps. Như vậy, trong 2 tháng liên tiếp VinaPhone luôn là nhà mạng xếp vị trí thứ nhất về tốc độ Internet di động tại Việt Nam.
Tại Hà Nội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức “Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, BIDV đã đóng góp 100 tỷ đồng để chung tay cùng ngành ngân hàng ủng hộ số tiền 1.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa này.
Sáng ngày 08/10/2024, tại Hội nghị Chuyển đổi số trong doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế số bền vững, MobiFone đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với với Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về: “Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025”.
Ngày 8/10, Bệnh viện Trung ương Huế thông báo vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh di truyền và hiểm nghèo.