Quảng cáo thực phẩm chức năng Herblux có gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng?
Theo quảng cáo, các sản phẩm Thực phẩm chức năng (TPCN) Herblux đều có chứa thành phần Đông Trùng Hạ Thảo nhưng câu hỏi đặt ra, Thương hiệu Herblux công khai sử dụng tên gọi và hình ảnh của loại Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps Sinesis) - loại Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên để mô tả sản phẩm liệu có đúng bản chất thực sự …?
Các sản phẩm của nhãn hiệu TPCN Herblux đều được mô tả có thành phần Đông Trùng Hạ Thảo - Cordyceps Sinesis và trên vỏ hộp cũng sử dụng hình ảnh Nấm mọc trên đầu con sâu - hình ảnh của Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên. Điều này khiến dư luận thắc mắc, các sản phẩm này có thành phần Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên!?
Thực phẩm chức năng Herblux là một thương hiệu TPCN mới chính thức ra mắt từ ngày 12/7/2020 nhưng tới nay thương hiệu này đã và đang cung ứng ra thị trường 15 sản phẩm với đầy đủ các nhóm như: Nhóm sản phẩm Tiêu hóa nội tiết (TPBVSK Gan Herblux, Dạ dày Herblux, Stone Herblux); nhóm sản phẩm Tim mạch hô hấp (TPBVSK Tim Herblux, Choleston Herblux, Đề kháng Herblux, Diabet Herblux, Xoang Herblux); nhóm sản phẩm Thần kinh xương khớp (TPBVSK An thần Herblux, Xương khớp Herblux) và nhóm sản phẩm Nam khoa nữ khoa (TPBVSK Xmen Herblux, Ích thận Herblux, Tiền liệt Hurblux, Uxo Herblux, Eva Herblux). Điểm chung của các sản phẩn này đó chính là thành phần Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps Sinesis) có trong từng sản phẩm. Tuy nhiên, điều khiến người tiêu dùng thắc mắc đó chính là thành phần Đông Trùng Hạ Thảo này là dạng có sẵn trong tự nhiên hay chỉ là dạng được nuôi cấy nhân tạo?
Một bản đăng kí xác nhận nội dung quảng cáo của sản phẩm TPBVSK Gan Herblux được Cục an toàn thực phẩm thẩm định với thành phần Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps Sinesis) nhưng lại đính kèm hình ảnh của loài Đông Trùng Hạ Thảo nuôi cấy nhân tạo.
Ở đây, câu hỏi được đặt ra là Đông Trùng Hạ thảo có sẵn trong tự nhiên và dạng nuôi cấy nhân tạo làm sao để phân biệt. Để có câu trả lời cụ thể, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm và sự khác nhau giữa Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên và nuôi cấy nhân tạo.
Theo các tài liệu khoa học thì tài liệu sớm nhất do tu sĩ Perenin Jean Batiste, người Pháp, ghi nhận, miêu tả loài sinh - thực vật có hình thù kỳ lạ và chữa được một số bệnh mà ông cho là “công dụng thần bí”. Năm 1843, tiến sĩ M.J. Berkeley (Mỹ), công bố loài “rễ mọc trên sâu” và đặt tên là Sphaeria sinensis. Cái tên sinensis lần đầu tiên xuất hiện từ đó. Năm 1878, Pier Andrea Saccarado mới tu chỉnh lại và xếp sinensis vào giống Cordyceps rồi đặt tên là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. Từ đây, loài sinh vật nấm Cordyceps sinensis ký sinh trên sâu được giới khoa học đặt tên “Đông trùng hạ thảo”.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên là sự hình thành của nấm Cordyceps ký sinh trên sâu non vào mùa đông, qua quá trình hấp thụ dưỡng chất của sâu non và được ẩn mình dưới lòng đất. Cho đến mùa hè thì mới nhú lên với hình dạng là một ngọn cỏ và Đông Trùng Hạ Thảo mọc nhiều ở những vùng lạnh giá như Tây Tạng, Nepal,… ở nơi có độ cao từ 4000-5000m, nhiệt độ dưới 0 độ. Với điều kiện thổ nhưỡng là bùn đất, nước tinh khiết, thời tiết băng giá quanh năm là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của Đông Trùng Hạ Thảo. Và để có được một con Đông Trùng đầy đủ dưỡng chất thì nó phải trải qua 2 mùa đông và hạ. Cho nên, giá trị của Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên rất cao và rất quý hiếm.
Theo Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, người đưa giống đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis về Việt Nam và lần đầu tiên nuôi cấy thành công, trên thế giới chi nấm Cordyceps được ghi nhận có đến 350 loài, riêng Trung Quốc có 60 loài sống phân bổ nhiều nơi. Hiện nay người ta chỉ nghiên cứu 2 loài là Cordyceps Sinensis và Cordyceps Militaris.
Các nhà khoa học gọi loài thứ hai (Cordyceps militaris) là “nhộng trùng thảo”, để phân biệt với đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis. Hiện nay nhộng trùng thảo được nuôi trồng rất dễ dàng và cho ra thể quả cây nấm mọc trên thân con tằm hoặc con nhộng.
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đã nhân trồng được nhộng trùng thảo trên gạo lức, giá đậu, cho ra khối lượng lớn, nấu canh ăn như rau. Quá trình cấy bào tử nấm Cordyceps militaris vào vật chủ diễn ra hoàn toàn trong bình đựng thủy tinh ở nhiệt độ 120 độ C. Còn với sinh khối đế từ gạo lứt thì phải được hấp ở nhiệt độ 150 độ C và cấy nấm trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Sau đó để nấm phát triển thì nhiệt độ, điều kiện ánh sáng, độ ẩm, môi trường dinh dưỡng…
Theo các nhà khoa học, chỉ có Cordyceps Sinensis mới được gọi đông trùng hạ thảo với hình thái duy nhất là cây nấm mọc trên đầu con sâu. Còn các loại cây nấm mọc ở bộ phận khác của con sâu chỉ được gọi là nhộng trùng thảo hoặc bách trùng thảo
Vậy, câu hỏi đặt ra: Thành phần Đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinesis) mà thương hiệu TPCN Herblux đang giới thiệu trong các sản phẩm là dạng nuôi cấy nhân tạo hay dạng có trong tự nhiên?
Liên quan tới vấn đề này, PV đã liên hệ với SĐT: 08888888xx (số điện thoại công khai trên giấy tiếp nhận bản đăng kí công bố sản phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo các sản phẩm của nhãn hiệu TPCN Herblux - PV) thì được xác nhận: “Phía công ty cũng đã có những bài viết nói rõ nuôi cấy như thế nào, từ thời gian quả thể tới việc hình thành nấm Đông trùng như thế nào, chứ không có việc đánh lừa khách hàng, đánh lừa người tiêu dùng…”.
Cùng với đó, để có câu trả lời cụ thể và chính xác nhất về thành phần Đông Trùng Hạ Thảo có trong từng sản phẩm của nhãn hàng Herblux là dạng nuôi cấy nhân tạo hay dạng có sẵn trong tự nhiên, PV cũng đã liên hệ và gửi nội dung làm việc trực tiếp với Công ty TNHH Thảo dược thiên nhiên Herblux Việt Nam, tuy nhiên, câu trả lời nhận được là người đại diện pháp lý hiện không có mặt ở Hà Nội nên chưa thể sắp xếp được lịch làm việc.
Ở đây, dư luận không khỏi băn khoăn, việc Công ty TNHH Thảo dược thiên nhiên Herblux Việt Nam công khai sử dụng tên gọi và hình dáng (nấm mọc trên đầu con sâu) của loài Cordyceps Sinesis trong các sản phẩm của mình là vô tình hay cố ý? Hay đằng sau đó, là việc Công ty này đang lợi dụng sự thiếu hiểu biết về loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo của người tiêu dùng để bán sản phẩm?
Đề nghị các cơ quan hữu quan cần sớm vào cuộc xác minh làm rõ sự việc nêu trên để người tiêu dùng có thể bỏ tiền mua sản phẩm đúng với giá trị của sản phẩm đó.
Hải Minh - Trúc Mai
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường