TP. Hồ Chí Minh thông qua 40 Nghị quyết có tác động lớn đến đời sống người dân
Ngày 08/07, Kỳ họp thứ 6, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã bế mạc sau 2,5 ngày làm việc, thông qua 40 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo đà tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong 6 tháng cuối năm 2022 và những năm tiếp theo.
Phát biểu bế mạc, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh cho biết, Kỳ họp thứ 6 đã thảo luận và biểu quyết thông qua 40 nghị quyết; trong đó có 4 nghị quyết về chế độ, cơ chế chính sách về xã hội - y tế - giáo dục, 3 nghị quyết về kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn, 22 nghị quyết về chủ trương triển khai dự án và 11 nghị quyết về một số nội dung quan trọng khác.
Đây là những Nghị quyết rất quan trọng, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân thời gian tới.
Thay mặt HĐND TP. Hồ Chí Minh, bà Lệ đề nghị, UBND TP, các cấp, ngành, địa phương thời gian tới tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tuyệt đối không chủ quan.
Đối với các nghị quyết của HĐND TP. Hồ Chí Minh đã được thông qua tại kỳ họp cần triển khai, phối hợp thực hiện nghiêm, bảo đảm công khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật.
Chủ tịch Nguyễn Thị Lệ yêu cầu trong sáu tháng còn lại, UBND TP cần tập trung giải quyết nhanh một số nội dung quan trọng. Trước hết là công tác phòng, chống dịch Covid-19 và dịch sốt xuất huyết. Khẩn trương đưa trung tâm mua sắm vào hoạt động, tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh theo thẩm quyền được giao, ổn định giá cả.
Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh triển khai tích cực các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Thành ủy, UBND TP trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm nguồn cung đầu vào cho sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, ổn định thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát; kiểm soát giá cả trên thị trường thông qua chương trình bình ổn giá của thành phố; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về giá. Thành phố kiến nghị các bộ, ngành cần có giải pháp tổng thể để đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu, sắt thép dài hạn ổn định cho nền kinh tế.
Những tháng cuối năm, tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, giải quyết xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn tăng thêm sau khi Quốc hội, Chính phủ xem xét thông qua, cụ thể hóa giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tốc thực hiện các dự án, nhất là dự án đã có chủ trương và chủ trương điều chỉnh đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.
Cùng với đó, thành phố tập trung triển khai các dự án đầu tư mới, dự án tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng, tập trung hoàn thành dự án đã kéo dài nhiều năm như, dự án bờ hữu sông Sài Gòn, Rạch Xuyên Tâm, dự án chống ngập, các công trình, dự án trọng điểm của thành phố, có tác động liên ngành, liên vùng (Vành đai 2, 3), hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng: Tuyến metro số 1, dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài…
Đặc biệt, thành phố phải đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tạo điều kiện phục hồi và phát triển cho doanh nghiệp, ổn định thị trường lao động, thu hút người lao động trở lại thành phố làm việc.
Cùng với đó là đẩy nhanh thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tập trung các chương trình kích cầu tiêu dùng, tiếp cận gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội… cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch thành phố giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, quy hoạch không gian ngầm đô thị.
Bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh, cần quan tâm tổ chức sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Đặc biệt, cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho TP theo các chỉ số đô thị thông minh, TP toàn cầu của các tổ chức quốc tế đang đánh giá…
Cuối cùng, TP. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, liên kết du lịch các vùng, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế với những tour sản phẩm du lịch mới mang nét đặc trưng riêng.
Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh tin tưởng lãnh đạo thành phố sẽ nỗ lực để hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố trong năm 2022. Đây sẽ là tiền đề cho năm 2023, là năm bản lề thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ 11 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021- 2025.
Nguyễn Tùng
Tin mới
PC Yên Bái: Vượt khó, nỗ lực khắc phục cấp điện sau bão lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, các cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái (PC Yên Bái) đã và đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.
Apple vừa ra mắt bản public beta đầu tiên của iOS 18.1
Vào đầu tuần này, Apple vừa phát hành iOS 18 cho người dùng toàn thế giới và mới đây, công ty cũng đã tung ra bản beta public đầu tiên của iOS 18.1.
Giá lúa gạo hôm nay 21/9: Giá gạo xuất khẩu ở mức cao
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (21/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định so với ngày hôm qua với mặt hàng lúa, giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao.
Triều cường vượt báo động 3 gây thiệt hại nhiều diện tích lúa ở ĐBSCL
Sáng 21/9, mực nước trên sông Hậu tại TP. Cần Thơ đã đạt 2m, mức báo động 3. Mưa kéo dài kết hợp triều cường khiến hàng loạt diện tích lúa sắp thu hoạch bị sập, thiệt hại nặng.
Thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững
Tại Hà Nội, Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (Hội Nông dân Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.
Nhiều trang trại lợn bị xóa sổ do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều tỉnh thành miền Bắc bị mưa lũ và sạt lở đất. Đáng chú ý, ngập lụt diễn ra tại nhiều tỉnh, thành khiến nhiều trang trại nuôi lợn ở miền Bắc bị xóa sổ khiến nguồn cung thịt lợn khan hiếm. Giá thịt lợn hơi theo đó tăng mạnh, lập đỉnh cao mới.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM