Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh hứa hẹn là địa điểm lý tưởng hình thành trung tâm tài chính tầm cỡ

Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động bậc nhất trên thế giới và mang đến vô số cơ hội. Về ngành tài chính, Việt Nam còn chưa thực sự nổi bật. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam được đánh giá rất tích cực. Việt Nam có thể hình thành một trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế.

GS.TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Friedrich Naumann Foundation (FNF) Vietnam: TP. Hồ Chí Minh đặc biệt hứa hẹn là địa điểm cho một trung tâm tài chính trong tương lai, vì thành phố và các khu vực xung quanh đã là trụ sở của nhiều công ty quốc tế, bao gồm cả ngân hàng và Fintech.

Các chuyên gia quốc tế và kinh tế Việt Nam phân tích: Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động bậc nhất trên thế giới và mang đến vô số cơ hội.

Ảnh internet
TP. Hồ Chí Minh hứa hẹn là địa điểm lý tưởng cho trung tâm tài chính. Ảnh internet.

Ở Đông Nam Á và hơn thế nữa, Việt Nam là điểm đến của nhiều công ty đa quốc gia, chẳng hạn Samsung, B.Braun và Bosch, cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài và các nhà đầu tư. Nhưng xét về ngành tài chính, Việt Nam còn chưa thực sự nổi bật. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam được đánh giá rất tích cực. 

Về chính sách kinh tế, Việt Nam vẫn đang tiếp tục dựa vào chiến lược đã giúp đất nước vươn lên trong quá khứ kể từ khi rời bỏ nền kinh tế kế hoạch, bao gồm các cam kết rõ ràng về thương mại tự do. Ngân sách quốc gia lành mạnh, có thể quản lý được (tỷ lệ nợ trên GDP là 43,7%) và môi trường kinh doanh thân thiện với nhà đầu tư.

Không phải mọi quốc gia đang phát triển là sẽ nghiễm nhiên có một trung tâm tài chính quốc tế. Nhiều quốc gia công nghiệp hóa, chẳng hạn Hàn Quốc hay Italia, có các ngân hàng và tổ chức tài chính xuất sắc hoạt động trên phạm vi quốc tế. Nhưng với tư cách là các trung tâm tài chính quốc tế, các thành phố lớn của họ không có danh tiếng như New York, London, Frankfurt hay Singapore. Do đó, không bắt buộc đối với một nước công nghiệp hóa mà Việt Nam đang nỗ lực trở thành phải có một trung tâm tài chính quốc tế.

Hơn nữa, sự cạnh tranh rất khốc liệt và việc tạo điều kiện để điều này trở thành sự thật là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

"Tuy nhiên, việc cung cấp cho ngành tài chính một thiên đường mới, bên cạnh các ngành công nghiệp khác có một sức hấp dẫn rất lớn. Lý do, theo quan điểm cá nhân, tôi thấy Việt Nam sẽ nắm bắt những lợi thế sau nếu TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính", GS.TS. Andreas Stoffers thể hiện góc nhìn của mình.

Theo các chuyên gia, TP. Hồ Chí Minh muốn trở thành trung tâm tài chính cần các yếu tố sau:

Ảnh internet
TP. Hồ Chí Minh hứa hẹn là địa điểm lý tưởng cho trung tâm tài chính. Ảnh internet.

Một là, chuyên nghiệp hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình dài chuẩn bị cho việc hình thành một trung tâm tài chính, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn sẽ phải đứng trước áp lực cải cách rất lớn. Các hoạt động này đòi hỏi nỗ lực phối hợp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, giải quyết tỷ lệ nợ xấu hiện vẫn còn nghiêm trọng, làm trong sạch thị trường, chuyên nghiệp hóa thị trường vốn cổ phần và trái phiếu cũng như giới thiệu một hệ thống xếp hạng đáng tin cậy. Điều này sẽ làm tăng mạnh khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Hai là, tác động lan tỏa cho các lĩnh vực khác. Việc hình thành trung tâm tài chính ở Việt Nam sẽ có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực và các ngành khác nhau. Chắc chắn, khoảng cách gần gũi các tổ chức tài chính là điều không còn cần thiết trong thời đại số hóa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp hóa bao gồm các tổ chức tín dụng quốc tế và quốc gia cũng giúp cải thiện điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước. Điều này được chứng minh bởi nhiều trung tâm tài chính khác trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại khác cũng phát triển mạnh trong môi trường của họ.

Ba là, nâng cao danh tiếng cho Việt Nam. Việt Nam đã chứng tỏ là một điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI. Hơn nữa, thị trường nội địa cũng đang phát triển vượt bậc. Sự hiện diện của một trung tâm tài chính sẽ bổ sung thêm khía cạnh hấp dẫn khác cho danh tiếng quốc tế của Việt Nam. Ví dụ điển hình nhất về điều này là Dubai, hiện đã có được danh tiếng rất tốt với tư cách là một trung tâm tài chính lớn.

DIFC (khu dân cư ở Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) có thể được coi là một câu chuyện thành công trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và dòng đầu tư trong khu vực MEASA. Nó kết nối các thị trường đang phát triển nhanh này với các nền kinh tế ở Châu Á, Châu Âu và châu Mỹ. DIFC là nơi có cơ quan quản lý độc lập, được quốc tế công nhận và hệ thống tư pháp thông luật của Anh đã được chứng minh, cũng như hệ sinh thái tài chính lớn nhất trong khu vực với hơn 29.700 chuyên gia hiện làm việc trong hơn 4.000 công ty đã đăng ký hoạt động, tạo thành một tổ hợp lớn nhất và đa dạng nhất của các tài năng công nghiệp trong khu vực.

Ngày nay, DIFC cung cấp một trong những môi trường đầu tư mạo hiểm và Fintech toàn diện nhất trong khu vực, bao gồm các giải pháp cấp phép hiệu quả về chi phí, quy định phù hợp với mục đích, các chương trình đổi mới sáng tạo và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn tăng trưởng. "Theo tôi, Dubai có thể đóng vai trò, ở một mức độ nhất định, như một hình mẫu cho TP. Hồ Chí Minh. Bản thân tôi đã làm việc với tư cách là một nhân viên ngân hàng ở Đức và Việt Nam trong gần hai thập kỷ. Vì vậy, tôi có thể nhận ra rất rõ những cơ hội phát sinh trong ngành tài chính và theo tôi, những cơ hội này có thể tìm thấy ở Việt Nam", GS.TS. Andreas Stoffers cho biết.

Trong các cuộc trao đổi với Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước, GS.TS. Andreas Stoffers đã thảo luận nhiều ý kiến và nhấn mạnh: TP. Hồ Chí Minh đặc biệt hứa hẹn là một địa điểm trong tương lai cho một trung tâm tài chính, vì thành phố và các khu vực xung quanh đã là trụ sở của nhiều công ty quốc tế, bao gồm cả ngân hàng và Fintech. Ngoài ra, thành phố mang đến cho người nước ngoài và các chuyên gia Việt Nam một môi trường sống và làm việc tốt. Nếu trong tương lai, hệ thống giao thông công cộng được mở rộng hơn nữa, thì có thể hình dung được việc phát triển một trung tâm tài chính hợp tác với một trong các tỉnh lân cận, ví dụ như Bình Dương.

GS.TS. Andreas Stoffers đề nghị các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần đưa ra quyết định và tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc phát triển này. Hình thành trung tâm tài chính là một dự án khổng lồ, chắc chắn sẽ không làm xong trong một sớm một chiều, nhưng rất đáng để Việt Nam bắt tay vào thực hiện. Và, ông cũng rất vui khí được tham gia vào quá trình hình thành này: "Tôi coi dự án này là một trong những dự án quan trọng và hướng tới tương lai nhất tại Việt Nam, với tư cách là Giám đốc Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam". 

Lê Xuân (t/h)

Tin mới

Quảng Ninh: Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật (14-15/9)
Quảng Ninh: Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật (14-15/9)

Để khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sớm đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt trở lại bình thường, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2651/UBND-QHTN&MT về việc thực hiện tổng vệ sinh môi trường (VSMT) và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sau ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn toàn tỉnh.

Bắc Giang chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ
Bắc Giang chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, chia cắt. Để bảo đảm sức khỏe người dân, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau lũ, ngành Y tế chủ động ứng trực, bảo đảm đủ cơ số thuốc, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

Ba doanh nghiệp do Bộ TN&MT đại diện chủ sở hữu làm ăn ra sao?
Ba doanh nghiệp do Bộ TN&MT đại diện chủ sở hữu làm ăn ra sao?

6 tháng đầu năm, 3 doanh nghiệp do Bộ TN&MT đại diện chủ sở hữu ghi nhận lãi mỏng, có doanh nghiệp lỗ 18% so với cùng kỳ.

Dự báo thời tiết ngày 14/9: Cả 3 miền mưa dông
Dự báo thời tiết ngày 14/9: Cả 3 miền mưa dông

Thời tiết Bắc Bộ có mưa rào và giông. Khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Công điện số 95/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giá heo hơi hôm nay 14/9: Hà Nội giữ vị trí dẫn đầu cả nước với giá thu mua 67.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 14/9: Hà Nội giữ vị trí dẫn đầu cả nước với giá thu mua 67.000 đồng/kg

Giá giao dịch heo hơi hôm nay 14/9 trên cả nước vẫn duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.