TP. Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung gần 20.000 tỷ cho dự án đường vành đai 3
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ vốn dự kiến tăng thu của thành phố, để thực hiện Dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
Theo Nghị quyết 57 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, trong đó cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương để thực hiện dự án vành đai 3.
Hiện, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 TP. Hồ Chí Minh được giao là hơn 140.000 tỷ đồng. Số vốn này chỉ đủ để bố trí cho các dự án được chuyển tiếp, không đủ cân đối để thực hiện các dự án đầu tư mới.
Trong khi đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết có thể tự cân đối thêm được gần 120.000 tỷ đồng từ các nguồn: Ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; nguồn bội chi ngân sách địa phương; nguồn thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố.
Nguồn vốn dự kiến tăng thu này đủ để đảm bảo chi cho Dự án vành đai 3 qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh là gần 20.000 tỷ đồng. Nội dung này cũng đã được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết vào tháng 04/2022 về thống nhất chủ trương triển khai dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phần vốn này của thành phố chưa được Thủ tướng chấp thuận bổ sung, báo cáo Quốc hội thông qua.
Vì vậy, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho TP. Hồ Chí Minh (ngoài 140.000 tỷ đồng vốn đã giao) để bổ sung cho dự án đường vành đai 3.
Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài hơn 76km đi qua TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng hơn 75.000 tỷ đồng, bao gồm 38.700 tỷ từ ngân sách Trung ương và 36.600 tỷ đồng ngân sách địa phương.
Dự án có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án bao gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng. Dự án thi công trong 36 tháng và thông xe vào tháng 10/2025, hoàn thành toàn bộ vào tháng 6/2026.
Như vậy, nếu đề xuất bổ sung vốn được Thủ tướng phê duyệt thì tổng mức đầu tư dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng lên khoảng hơn 95.000 tỷ đồng.
Tại TP. Hồ Chí Minh, dự án có chiều dài 47,51 km sẽ đi qua địa bàn TP. Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. Để thực hiện dự án sẽ có 2.377 hộ dân bị ảnh hưởng; tái định cư khoảng 752 trường hợp. Tổng mức bồi thường, tái định cư là 25.610 tỷ đồng. Được biết, giá bồi thường cho đất ở tại dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh sẽ nằm trong khoảng từ 18,7 triệu đồng đến hơn 40 triệu đồng/m2.
Xác định dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minhcó tầm quan trọng đặc biệt, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành chỉ thị số 18 về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án vành đai 3 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Ban chỉ đạo dự án tuyệt đối không để xảy ra ách tắc bất cứ khâu nào để đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Bên cạnh đó, chuẩn bị đủ nguồn quỹ đất ở, nhà ở tái định cư tại địa bàn phục vụ cho công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy dự án thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ để rà soát tiến độ, chỉ đạo giải quyết hoặc tham mưu giải quyết ngay những vấn đề phát sinh, các khó khăn, vướng mắc do chủ đầu tư, các sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức và các huyện liên quan kiến nghị.
Trước đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND TP. Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc và hội đồng cố vấn dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tùng
Tin mới
Thanh Hóa: Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra, xử lý một số bất cập tại nhà máy nước sạch Hà Trung
Liên quan đến một số bất cập tại Công ty TNHH TMDV xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung, khi xây dựng nhà máy mà chưa được các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cấp phép. Có dấu hiệu trốn thuế từ việc sử dụng trái phép nguồn tài nguyên nước cũng như doanh nghiệp tự in hóa đơn để thu tiền nước, mới đây các ngành chức năng huyện Hà Trung đang khẩn trương làm báo cáo gửi UBND tỉnh để tìm ra hướng xử lý.
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.
Lào Cai tiếp tục sạt lở đất làm 5 người bị vùi lấp
Ngày 9/9, tại thôn Hấu Dào, xã Bản Phố xảy sạt lở đất đá làm đổ sập hoàn toàn một nhà dân khiến 5 người chết và 1 người bị thương.
Có khoảng 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Theo báo cáo sơ bộ từ địa phương, có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông Hồng khi cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 tại tỉnh Phú Thọ bị sập.
Sơn La: Bộ đội Biên phòng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão
Trong 2 ngày (7 và 8/9), do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa bàn khu vực biên giới xảy ra mưa lớn cục bộ và kéo dài. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực quân số để sẵn sàng ứng phó, giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam