TP. HCM: Hàng loạt dự án chống ngập được triển khai, nhưng nhiều tuyến đường vẫn ngập
Trong tháng 5/2024, TP. HCM đã có mưa lớn diện rộng, tập trung ở các quận trung tâm và khu vực phía đông, gây ngập cục bộ một số tuyến đường, ảnh hưởng lớn đến các phương tiện lưu thông trên đường.
Mưa lớn khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập
Mới đây, mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường như Dương Văn Cam, Lê Văn Ninh, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư, Võ Văn Ngân, khu vực này thuộc Dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân vừa mới được khánh thành cuối tháng 4/2024.
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân với tổng vốn đầu tư hơn 248 tỷ đồng được khánh thành sau gần 3 năm thi công. Với mục tiêu chống ngập cho đường Võ Văn Ngân, đảm bảo giao thông thuận lợi, giải quyết thoát nước khu vực, đặc biệt là đoạn từ đường Đặng Văn Bi đến khu vực chợ Thủ Đức.
Công trình xây dựng hệ thống cống hộp mới bề rộng và ngang đều hơn 1m, dài gần 2,5km trên đường Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân (từ Nhà thiếu nhi Thủ Đức đến rạch Cầu Ngang), thay tuyến cống tròn đường kính 0,6-0,8m.
Thông tin về tình trạng ngập khu vực quanh chợ Thủ Đức và hiệu quả của Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết: Cống thoát nước của dự án được thiết kế có thể chịu đựng lượng mưa 75,88mm trong 3 giờ. Trận mưa ngày 15/5, lượng mưa đo được tại trạm trên đường Dương Văn Cam (khu vực chợ Thủ Đức) là 122mm. Đây là trận mưa rất lớn, tập trung trong thời gian tương đối ngắn, vượt thiết kế hệ thống thoát nước.
Để giải quyết ngập căn cơ cho khu vực này, ngoài dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân cần triển khai thêm các dự án khác, gồm: Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức (đường Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Hồ Thị Tư…); Xây dựng cống rạch Cầu Ngang (giải quyết nút cổ chai); Cải tạo Rạch Thủ Đức. - Lãnh đạo TP Thủ Đức nhận định.
Đồng thời, dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân đã phát huy giảm ngập bước đầu, thu gom nước mưa, hiện tượng chảy tràn, xiết trên tuyến đường Võ Văn Ngân đã được giải quyết, không có điểm ngập cục bộ như trước đây, thoát nước nhanh hơn, giảm thời gian ngập (khoảng 15 phút), trước đây thời ngập kéo dài hơn 30 phút, có trường hợp qua đêm.
"Trong thời gian tới, UBND TP. Thủ Đức sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai các công trình trọng điểm, phấn đấu khởi công và hoàn thành 7 công trình nâng cấp bờ bao chống ngập, 36 công trình thoát nước, mở rộng hẻm và chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP Thủ Đức, tất cả hoàn thành trong năm 2024" - Ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho biết thêm.
Bên cạnh đó, một dự án chống ngập do triều cường lên đến 10.000 tỷ đồng được khởi công giữa năm 2016, với mục tiêu kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân ven sông Sài Gòn và trung tâm TP. HCM.
Đây được xem là dự án chống ngập có quy mô vốn lớn nhất thành phố. Hiện, công trình hoàn thành hơn 90% nhưng vướng thủ tục thanh toán cho nhà đầu tư nên chậm so với kế hoạch.
Triển khai nhiều dự án chống ngập
Theo Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (Sở Xây dựng) dự báo mùa mưa năm nay, sẽ có 26 điểm ngập do tác động của mưa lớn và triều cường trên tổng số 735 tuyến đường trục chính.
Trong đó, có 19 điểm ngập do mưa, gồm 5 điểm ngập sau mưa kéo dài trên 30 phút, bao gồm: đường Nguyễn Văn Khối, Song hành QL22, Bà Triệu, Võ Văn Kiệt, Hồ Ngọc Lãm. Có 14 điểm ngập tức thời trong mưa và ngập sau mưa không quá 30 phút, gồm: đường Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Phan Huy Ích, Phan Văn Hớn, Song hành QL22, Nguyễn Văn Quá, Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phan Anh, An Dương Vương, QL50.
Trung tâm cũng dự báo khi đỉnh triều đạt mức cao nhất trên 1,74 m sẽ có 7 điểm ngập, gồm: đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, QL50, Phạm Hữu Lầu, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình.
Nhằm Ứng phó mùa mưa 2024, UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, tập trung xây dựng, cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước của thành phố.
Theo kế hoạch, TP. HCM sẽ khởi công 3 dự án chống ngập do mưa trên địa bàn quận Gò Vấp. Cụ thể, các dự án sẽ cải tạo hệ thống thoát nước nhiều tuyến đường gồm: đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ; đường Quang Trung (từ Phạm Văn Chiêu đến cầu Chợ Cầu) và đường Lê Đức Thọ (từ Phạm Văn Chiêu đến Cầu Cụt).
Đồng thời, TP. HCM cũng chuẩn bị đầu tư cho 7 dự án khác. Bao gồm: dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Thảo Điền - Quốc Hương - Xuân Thủy - Nguyễn Văn Hưởng, TP Thủ Đức; dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức; dự án nạo vét trục thoát nước rạch bà Lớn, huyện Bình Chánh; dự án nạo vét cải tạo rạch Bàu Trâu, quận 6; dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Bạch Đằng, quận Tân Bình; dự án cải tạo hệ thống thoát nước Quốc lộ 1A và dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Phan Anh, quận Tân Phú. Thành phố cũng sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước để kết nối đồng bộ, đảm bảo thoát nước cho khu đô thị và khu dân cư mới.
Đối với việc ngập do triều cường tại Quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh, TP. HCM sẽ tập trung thực hiện, hoàn thành dự án giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1. Đồng thời, Thành phố cũng sẽ hoàn thành dự án bờ tả sông Sài Gòn để giải quyết ngập cho tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng, TP Thủ Đức.
Về giải pháp trung hạn và dài hạn, UBND TP. HCM cho biết, thời gian tới thành phố sẽ khởi công và hoàn thành nhiều dự án xây dựng hệ thống thoát nước. Thứ nhất là dự án Xây dựng hạ tầng và cải thiện môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án trong năm 2025.
Thứ hai là dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), khởi công trên địa bàn quận Gò vấp trong tháng 8/2024 (dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2025), khởi công trên địa bàn quận Bình Thạnh trong tháng 4/2025.
Thứ ba là dự án Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát và dự án Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn, đẩy nhanh tiến độ dự án phấn đấu khởi công dự án trong năm 2025.
Ngoài ra, theo Sở Xây dựng TP. HCM, để hạn chế tình trạng ngập trong mùa mưa sắp đến, sở đã có kế hoạch vận hành 380 van ngăn triều, 5 trạm bơm di động (công suất từ 1.000m3/giờ đến 2.000m3/giờ) cùng với việc vận hành đồng bộ 10 trạm bơm và cổng kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, rạch Lăng, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Bà Tiếng, Phú Lâm, Thanh Đa, Mễ Cốc 1, Mễ Cốc 2) để hỗ trợ chống ngập.
Yến Linh
Tin mới
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM