Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hà Nội: Siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm đê điều

Thời gian vừa qua, một số địa phương của Hà Nội vẫn để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đê điều. Để bảo đảm an toàn công trình chống lũ, không gia tăng rủi ro thiên tai, thành phố Hà Nội chỉ đạo siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực này.

TP. Hà Nội siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm đê điều
TP. Hà Nội siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm đê điều

Nhiều tồn đọng dẫn tới vi phạm

Thành phố Hà Nội với số lượng km đê trên địa bàn lớn (trên 626km được phân cấp), đi qua địa bàn của 26/30 quận, huyện, thị xã với 221/579 xã, phường, thị trấn ven đê (trong đó 11 đơn vị cấp xã có địa giới hành chính nằm hoàn toàn ở bãi sông). Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội sôi động tại các vùng ven đê, nhu cầu về vật liệu xây dựng, đất đai rất lớn, trong khi đó việc tổ chức di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê theo quy định của Luật Đê điều chưa được thực hiện, đã dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, nhiều năm gần đây không có lũ lớn, đã dẫn đến tư tưởng chủ quan, một số cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, quận, huyện coi việc xử lý giải tỏa vi phạm chỉ là hình thức, không xử lý dứt điểm làm cho vi phạm lại tái diễn sau xử lý. Mặt khác, công tác quản lý trật tự xây dựng tại một số địa phương còn lỏng lẻo, công tác ngăn chặn và xử lý, giải tỏa vi phạm chưa được chính quyền địa phương cơ sở thực sự quan tâm do còn có tư duy nhiệm kỳ, bầu cử, quan hệ kinh tế, quan hệ họ hàng, làng xã dẫn đến tỷ lệ vi phạm được xử lý thấp, vi phạm tồn đọng nhiều.

Cùng với đó là tình trạng khai thác cát trái phép khu vực lòng sông vẫn diễn ra tại một số khu vực thuộc địa bàn các quận, huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn. Phương tiện được sử dụng thường là tàu cuốc, tàu hút. Việc khai thác cát, đặc biệt là khai thác cát trái phép, không theo quy hoạch là nguyên nhân chính gây hạ thấp lòng sông, đáy sông, làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, hạ thấp mực nước mùa kiệt, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng lấy nước của các công trình thuỷ lợi ven sông.

Ngoài ra, tình trạng tập kết, trung chuyển VLXD với diện tích và chiều cao chất tải lớn, nằm trong tuyến thoát lũ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống tập trung nhiều tại địa bàn các quận, huyện, thị xã: Thường Tín, Sơn Tây, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh…; tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bờ, bãi sông công trình bảo vệ bờ và gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận; một số bến bãi xảy ra tình trạng đổ đất thải san lấp mặt bằng, lấn chiếm lòng sông, đóng cọc cừ thép, đắp bờ quây sát mép bờ sông, gây cản trở trực tiếp đến dòng chảy, thoát lũ; một số chủ bến còn tập kết, trung chuyển, kinh doanh cát đen không rõ nguồn gốc; cùng với việc trung chuyển vật liệu xây dựng bằng xe có tải trọng lớn đi trên đê làm hư hỏng mặt đê, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của đê.

Hiện nay, dọc các tuyến sông thuộc địa bàn Thành phố còn tồn tại nhiều bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, việc lắp dựng các trạm trộn bê tông ngoài khu vực bãi sông không phép. Hoạt động của các đơn vị này làm ảnh hưởng đến môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận, cùng với đó là tình trạng xe quá tải lưu thông trên đê làm cho mặt đê xuống cấp, mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Kiên quyết xử lý vi phạm

Để đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm về đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố. Trong năm 2021, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội ra quyết định thanh tra, kiểm tra chuyên ngành 17 tổ chức và cá nhân hoạt động tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng tại khu vực bãi sông trên địa bàn các huyện Đan Phượng và Thường Tín. Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 tổ chức, cá nhân, với tổng tiền phạt là 96.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, di dời VLXD ra khỏi bãi sông, lòng sông đối với các tổ chức, cá nhân trên.

Trước thực trạng tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng không phép tại khu vực bãi sông nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định, an toàn công trình đê điều, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã có nhiều văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã.  Cùng với đó, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiều văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã, các Sở ban ngành liên quan đề nghị tăng cường công tác quản lý đê điều, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều, cũng như xử lý tình trạng tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác cát lòng sông trái phép.

Đồng thời, Chi cục đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Hạt Quản lý đê thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, lập biên bản, kịp thời kiến nghị ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, khai thác cát lòng sông trái phép, hoạt động tập kết vật liệu xây dựng không phép, lắp dựng trạm trộn không phép ở khu vực bãi sông; tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân có các hoạt động khai thác cát, tập kết vật liệu xây dựng tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, đảm bảo an toàn đê điều, thoát lũ.

Phan Chinh 

Tin mới

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"

Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.