Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Biên Hòa (Đồng Nai): Một quyết định xử phạt hành chính gây thiệt hại cho DN?

Hàng chục hộ sản xuất, gia công, kinh doanh đồ gỗ tại phường Long Bình, đang hoạt động bình thường, bỗng nhiên bị UBND TP. Biên Hòa ra quyết định xử phạt hành chính về vi phạm môi trường, đồng thời đình chỉ sản xuất từ 6 - 9 tháng (?).

 

Doanh nghiệp bức xúc

Dư luận băn khoăn: Phải chăng, việc làm đó thể hiện sự lạm quyền, do áp dụng sai các quy định của Nhà nước, gây thiệt hại không nhỏ đối với các cơ sở kinh doanh tại đây?

Nguyên nhân dẫn tới sự việc này đó là vào tháng 3/2017, UBND TP. Biên Hòa đã tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ tại phường Long Bình (TP. Biên Hòa) về vấn đề bảo vệ môi trường.

TP. Biên Hòa (Đồng Nai): Một quyết định xử phạt hành chính gây thiệt hại cho DN? - Hình 1

Máy bị niêm phong không thể sản xuất

Căn cứ Nghị định 155/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/02/2016) của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đoàn kiểm tra đã xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động của các cơ sở sản xuất trong thời gian dài.

Dư luận cho rằng, sự hiểu biết hạn chế trong cách áp dụng các điều khoản của Nghị định 155, đưa ra các mức xử phạt và hình phạt bổ sung, đã làm sai lệch quy định của Nhà nước, khiến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bức xúc vì công việc sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Nhiều cơ sở bị thiệt hại lớn về kinh tế, do không đáp ứng được tiến độ các đơn hàng xuất khẩu.

Chẳng hạn, trường hợp của bà Phạm Thị Lê Huyền, chủ chi nhánh DNTN Đại Trường Thịnh, bị xử phạt 60 triệu đồng vì “không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường”. Đồng thời, cơ sở sản xuất của bà phải chịu hình thức phạt bổ sung là niêm phong máy móc và đình chỉ hoạt động 6 tháng.

TP. Biên Hòa (Đồng Nai): Một quyết định xử phạt hành chính gây thiệt hại cho DN? - Hình 2

Là UBND cấp quận, huyện nhưng "giành" thẩm quyền - xác nhận của Bộ?

Theo người đứng đầu chi nhánh DNTN Đại Trường Thịnh, sự việc xảy ra vào ngày 02/03/2017. Như bao ngày bình thường khác, doanh nghiệp của bà Huyền cùng nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm bằng gỗ tại địa chỉ tổ 25, khu phố 8, phường Long Bình, vẫn đang làm việc. Bỗng nhiên, có đoàn tới lập biên bản, xử phạt hành chính và đình chỉ sản xuất (?).

“Chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế nào, tôi có hỏi vì sao lại xử phạt tôi thì đại diện đoàn kiểm tra cho biết, chi nhánh của tôi bị xử phạt vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể là hoạt động sản xuất các sản phẩm bằng gỗ mà không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường”, bà Huyền cho biết.

Giành luôn thẩm quyền của Bộ?

Dường như, việc UBND TP. Biên Hòa ra quyết định xử phạt và đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với hàng chục cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tại tổ 25, khu phố 8, phường Long Bình, đã làm sai quy định của Nhà nước?

TP. Biên Hòa (Đồng Nai): Một quyết định xử phạt hành chính gây thiệt hại cho DN? - Hình 3

Niêm phong nguồn điện... cắt luôn nguồn sống

Không hiểu ông Nguyễn Tấn Long, Phó chủ tịch UBND TP. Biên Hòa, người ký những quyết định xử phạt các cơ sở tại đây và các cộng sự đã “nghiên cứu” kỹ Nghị định 155 về xử phạt hành chính vi phạm môi trường của Chính phủ hay chưa?

Nghị định 155 đã nêu rõ việc “xử lý vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường” thuộc Điều 8. Trong đó, hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 6 tháng đến 9 tháng, chỉ được áp dụng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định theo Khoản 4 (Điều 8).

Đặc biệt, Khoản 4 (Điều 8) chỉ áp dụng đối với “hành vi vi phạm quy định về thực hiện bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ”.

Quy định rõ ràng là vậy. Nhưng UBND TP. Biên Hòa vẫn “giành” luôn thẩm quyền xác nhận của Bộ TN&MT để “thẳng tay” niêm phong nhà xưởng, máy móc, thiết bị của các cơ sở sản xuất ở đây? Hay là Bộ TN&MT đã kiểm tra môi trường ở đây và "gửi riêng" kết quả đánh giá cho UBND TP. Biên Hòa có căn cứ để thực hiện xử phạt và đình chỉ hoạt động sản xuất?

Chưa hết, cũng chiếu theo điều khoản này, mức xử phạt hành chính chỉ từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Nhưng doanh nghiệp nói trên đã bị phạt đến 60.000.000 đồng.

Làm sai, thiệt hại ai chịu?                   

Trường hợp của gia đình ông Hoàng Văn Khương, cũng bị xử phạt hành chính 35 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 9 tháng. Nhưng tìm hiểu thì thấy, trong biên bản lập có phần không đúng với thực tế và ông Khương đã yêu cầu được ghi ý kiến của mình vào cuối biên bản. Nhưng ông Bùi Minh Quang, Trưởng đoàn kiểm tra lại không đồng ý.

TP. Biên Hòa (Đồng Nai): Một quyết định xử phạt hành chính gây thiệt hại cho DN? - Hình 4

Điểm d, khoản 4, điều 8 - Nghị định 155/2016 NĐ-CP 

Ngoài các trường hợp cụ thể nêu trên, qua tìm hiểu có hơn 10 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp khác tại đây, cũng bị UBND TP. Biên Hòa xử phạt hành chính, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động 9 tháng, do không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

“6 - 9 tháng bị đình chỉ hoạt động sản xuất, không khác nào cắt đứt nguồn sống của chúng tôi. Chậm hợp đồng, không đáp ứng được đơn hàng xuất khẩu thì chỉ có phá sản. Tôi còn tìm cách đi sang xưởng khác để thuê làm tiếp. Có những cơ sở nhỏ bị niêm phong máy móc và cả cầu dao điện... thì không biết sống bằng gì”, ông Hoàng Văn Khương bức xúc. 

Dư luận đặt câu hỏi: Ai sẽ phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế không hề nhỏ này? Sự lạm quyền, áp dụng sai quy định của Nhà nước của UNND TP. Biên Hòa trong xử phạt hành chính vi phạm môi trường tại phường Long Bình, sẽ được làm rõ như thế nào?...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Trao đổi với Thương hiệu & Công luận, đại diện nhiều doanh nghiệp ở đây cho rằng: Nghị định 155/2016 NĐ-CP vẫn còn rất mới đối với chúng tôi. Đáng lẽ, doanh nghiệp chúng tôi phải được tuyên truyền, phổ biến, cũng như được cơ quan chức năng hướng dẫn xây dựng bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp đã được phổ biến và hướng dẫn mà chúng tôi không chấp hành thì mới xử phạt, đình chỉ hoạt động.

Hải Phong

Tin mới

Nhiều trường đại học tại TP.HCM hỗ trợ sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng từ bão lũ
Nhiều trường đại học tại TP.HCM hỗ trợ sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng từ bão lũ

Bên cạnh việc quyên góp, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều trường đại học tại TP.HCM còn có những chính sách thiết thực, để hỗ trợ kịp thời cho sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng do bão lũ...

Galaxy S24 FE sẽ được hỗ trợ sạc nhanh 25W
Galaxy S24 FE sẽ được hỗ trợ sạc nhanh 25W

Galaxy S24 FE sẽ hỗ trợ sạc nhanh 25W và được hỗ trợ sạc ngược không dây 9W.

Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên

Công an thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc phát đi thông báo truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên.

Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước
Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước

Khi đang đi bán vé số trên đường, bé trai bị dòng nước lớn chảy siết cuốn vào cống thoát nước.

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…

Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.