TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 8: Thừa Thiên Huế giữ vị trí số 8
Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…
Bài 8:Thừa Thiên Huế giữ vị trí số 8
Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng, giảm 2 bậc so 2022; tuy nhiên vẫn trong TOP 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Thừa Thiên Huế có số điểm đánh giá là 69,19 điểm.
Thành phố Huế
Dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI
Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước, thường xuyên rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống hóa bộ thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Các cơ quan chuyên môn, thường xuyên tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh - kịp thời ban hành các quyết định công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành.
Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế đang dần tạo lập hình ảnh một chính quyền thân thiện. Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong công tác quản trị, đào tạo, mà còn phải tạo lập mặt bằng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; tìm kiếm các thị trường mới; khai thác, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia…
2023 - là năm thứ hai liên tiếp, tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI với 46,0414 điểm, tăng 5 bậc so 2022. Điều này cho thấy nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai hiệu quả các giải pháp, thể hiện sự hài lòng của người dân về thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) - là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị - do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Đây là công cụ để người dân tham gia giám sát hoạt động của chính quyền, trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Theo báo cáo PAPI 2023, hầu hết các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc TOP đầu cả nước, như: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; cung ứng dịch vụ công...
Để duy trì và đạt được những kết quả nâng cao chỉ số PAPI, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hướng tới cải thiện hiệu quả, phục vụ Nhân dân của chính quyền địa phương; nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công.
Các đơn vị, địa phương tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của lãnh đạo chính quyền; vận động cán bộ chính quyền cải thiện cung cách phục vụ Nhân dân và thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và học hỏi kinh nghiệm giữa lãnh đạo các chính quyền địa phương…
Phó giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, Phạm Quang Trí khẳng định:
Thừa Thiên Huế sẽ phát triển theo hướng hài hòa, lấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làm trọng tâm (Ảnh: Từ Ân)
“Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, ngoài việc tiếp tục duy trì, nâng cao thái độ phục vụ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cấp giao diện cổng dịch vụ công để phục vụ dịch vụ công trực tuyến, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nghiên cứu các ứng dụng về tự động hóa, các ứng dụng AI, để phục vụ tốt hơn nữa trong việc cung cấp dịch vụ và dịch vụ công trực tuyến cho người dân”.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong nỗ lực nâng điểm chỉ số PAPI của tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết:
“Ngay sau khi công bố kết quả các bộ chỉ số, tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch tiếp tục nâng cao hiệu quả của các bộ chỉ số. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục lắng nghe, tạo điều kiện cho người dân, cộng đồng tiếp tục tương tác các thông tin liên quan về bộ chỉ số PAPI. Nhất là việc thể hiện tính minh bạch, cũng như sự đánh giá, phản ánh của người dân về năng lực điều hành của hệ thống.
Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế là khu công nghệ cao đa ngành, dạng mở, dựa vào nguồn lực nội sinh và ngoại sinh; là khu công nghệ cao quốc gia, trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh bố trí nguồn lực, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ. Đây là những nội dung sẽ được tiếp tục thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Quan trọng bậc nhất là việc tổ chức thực hiện với yêu cầu phải phân công đúng nội dung, đúng con người và chịu trách nhiệm - theo đúng tiến độ đã được phân công. Đây là những giải pháp sắp tới, tỉnh tập trung chỉ đạo để tiếp tục giữ vững vị thế trong bộ chỉ số nói chung, trong đó có bộ chỉ số PAPI”.
Sát cánh cùng doanh nghiệp và người dân
Với phương châm “Lấy người dân làm trung tâm theo hướng thân thiện, đơn giản và đúng hẹn”, thời gian qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Mọi tổ chức, cá nhân đến trung tâm này, đều được cán bộ, nhân viên tiếp đón, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ các thủ tục hành chính và trả kết quả tận tình, chu đáo.
, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trước hết, Thừa Thiên Huế được các doanh nghiệpđánh giá cao về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động tốt hơn; lãnh đạo chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; chi phí thời gian, tính minh bạch thông tin, gia nhập thi trường thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, một số chỉ số còn giảm điểm như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức… Trong đó, chỉ số cạnh tranh bình đẳng năm 2023 giảm 1,8 điểm so 2022.
Theo Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI Đậu Anh Tuấn, việc triển khai PCI và đánh giá, xếp hạng hàng năm, đã từng bước tạo được sự chú ý từ các tỉnh, thành phố và ngày càng được đón nhận qua thời gian từ cả phía cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Tác động rõ rệt nhất có thể thấy đó là việc thúc đẩy thay đổi thái độ ứng xử của chính quyền các tỉnh, thành phố với cộng đồng doanh nghiệp.
Cầu Trường Tiền Huế thơ mộng
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua, xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương - trở nên phù hợp và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỉnh đã đưa vào khai thác hệ thống thông tin địa lý (GISHue); khai thác trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Cụ thể, đang vận hành 10 dịch vụ đô thị thông minh, gồm: Phản ánh hiện trường, giám sát đô thị thông qua cảm biến camera, giám sát thông tin báo chí, giám sát dịch vụ hành chính công, cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh, giám sát quảng cáo điện tử, giám sát môi trường, thẻ điện tử, giám sát tàu cá, giám sát đảm bảo an toàn thông tin với các trang thiết bị hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến... giám sát, điều hành, chỉ huy các hoạt động của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Khu vực bến cảng Chân Mây
Thừa Thiên Huế cũng ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; thành lập 4 tổ công tác, do lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý những vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, sớm đưa vào hoạt động đối với các dự án đã cấp phép đầu tư; sớm hoàn thành nhanh chóng các thủ tục kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh hường xuyên thực hiện các công tác đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp, thông qua hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến nhằm kịp thời tháo gỡ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp...
Thừa Thiên Huế đang dần tạo lập hình ảnh một chính quyền thân thiện. Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ gói gọn trong công tác quản trị, đào tạo, mà còn phải tạo lập mặt bằng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; tìm kiếm các thị trường mới; khai thác, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia…
Hoạt động sản xuất, kinh doanh
Kinh tế chuyển biến tích cực
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 của Chính phủ, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành kế hoạch hành động về phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2024.
Theo đó, 6 tháng đầu năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước, quý II cao hơn quý I, góp phần cải thiện kết quả chung của 6 tháng đầu năm.
Sáu tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 19.599,3 tỷ đồng, tăng 6,01% so cùng kỳ 2023, xếp thứ 10/14 các tỉnh/thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành phố cả nước. Quy mô kinh tế (giá hiện hành) đạt 37.935,5 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế được thành lập mới, tình hình kinh tế phát triển
Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá với mức tăng 6,95%, chiếm 50,1% trong cơ cấu kinh tế; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,22%, chiếm tỷ trọng 30,1% trong cơ cấu GRDP; khu vực nông lâm thủy sản tăng trưởng 2,99%, chiếm tỷ trọng 11,2% trong cơ cấu GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,53%, chiếm 8,6% trong cơ cấu kinh tế.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, 6 tháng đầu năm, ước đạt 6.001,6 tỷ đồng, tăng 21,2% so cùng kỳ 2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, khách du lịch, ước đạt hơn 1.950,2 nghìn lượt, tăng 24,7% so cùng kỳ 2023. Trong đó: Khách quốc tế ước đạt 821,3 nghìn lượt, tăng 42,6%; tổng thu từ du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ và đạt 50% so kế hoạch.
Đặc biệt, địa phương tổ chức thành công Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (từ ngày 7 - 12/6); tổng du khách đến tỉnh trong tuần lễ, ước đạt 101.000 lượt (trong đó có 19.200 khách quốc tế); doanh thu từ du lịch ước đạt 159 tỷ đồng.
Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế
Từ đầu năm đến ngày 17/6, trên địa bàn tỉnh, đã cấp mới cho 21 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 5.776,8 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần về lượng và tăng 55,8% về vốn so cùng kỳ 2023 (trong đó có 8 dự án FDI với vốn đăng ký 33,2 triệu USD). Ngoài ra, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 3 dự án và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng mức đầu tư 1.881 tỷ đồng.
Về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2024, lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, Thừa Thiên Huế đang tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhất là quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sản xuất công nghiệp được dự báo có nhiều khởi sắc trong 6 tháng cuối năm khi một số năng lực mới đi vào hoạt động, tạo đột phá cho ngành công nghiệp; lĩnh vực dịch vụ - du lịch tiếp tục là điểm sáng.
Việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị, sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh bảo đảm tính đồng bộ, sẵn sàng trong việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư; dự kiến tăng trưởng kinh tế GRDP cả năm từ 8,5 - 9,5% - đạt mục tiêu đề ra.
Cảng cá Thuận An là cảng cá lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, được xây dựng cách đây hơn 10 năm và đang trở lên quá tải do số lượng tàu đánh cá của địa phương tăng nhanh những năm gần đây
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ. Trọng tâm là hoàn thành các kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn 2065.
Địa phương tích cực đôn đốc hoàn thành đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính; Đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I…
Tăng tốc - bứt phá thực hiện thắng lợi các nghị quyết
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết: 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, năm tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Bên cạnh cảng cá cũ là dự án cảng cá Thuận An - kết hợp khu neo đậu tránh trú bão
Theo hướng đó, lãnh đạo tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo tiền đề, tiếp thêm động lực để tỉnh nhà phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo.
Từ đầu năm đến nay, HĐND tỉnh đã đồng hành cùng UBND tỉnh, tổ chức 4 kỳ họp chuyên, thông qua 67 nghị quyết để các cấp chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, tại địa phương.
Theo Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Thừa Thiên Huế dự kiến, tăng trưởng kinh tế GRDP cả năm 2024 đạt từ 8,5 - 9,5%, do đó trong thời gian tới, sẽ tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.
Du lịch Thừa Thiên Huế sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới
Thừa Thiên Huế tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công các hoạt động lễ hội trong khuôn khổ Chương trình Festival Huế, trọng tâm là lễ hội “Huế vào thu” và “Mùa đông xứ Huế”; tổ chức Hội nghị đối thoại, xúc tiến du lịch năm 2024; triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; các chương trình mục tiêu quốc gia…
Trong đó, tỉnh tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phấn đấu 6 tháng cuối năm, thu hút thêm 7 -10 dự án công nghiệp, đầu tư kinh doanh hạ tầng, nông sản và một số dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng…
Tại kỳ họp vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua 19 nghị quyết, gồm:
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bảo quản, tu bổ Di tích Hưng Miếu (Đại Nội Huế); Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Kho và các hạng mục phục vụ công tác huấn luyện dự bị động viên - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
A Lưới – điểm du lịch sinh thái mới nổi của Thừa Thiên Huế
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Phú Lộc; Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản;
Điều chỉnh kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý; Ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng, cấp bách;
Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2024 - 2025; Kết quả giám sát tình hình chấp hành pháp luật về phòng chống ma túy, trên địa bàn tỉnh, từ năm 2021 - 2023; Dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025…
Phố đi bộ trong Hoàng thành Huế mở cửa - thu hút đông đảo du khách
Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố.
Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Quan điểm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế - là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng.
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thủy lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế. Theo đó, Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm 2023:
Tỉnh | Điểm số PCI | Xếp hạng |
Quảng Ninh | 71,25 | 1 |
Long An | 70,94 | 2 |
Hải Phòng | 70,34 | 3 |
Bắc Giang | 69,75 | 4 |
Đồng Tháp | 69,66 | 5 |
BRVT | 69,57 | 6 |
Bến Tre | 69,20 | 7 |
TT-Huế | 69,19 | 8 |
Hậu Giang | 69,17 | 9 |
Phú Thọ | 69,10 | 10 |
Ninh Thuận | 69,10 | 11 |
Hưng Yên | 69,09 | 12 |
Lạng Sơn | 69,05 | 13 |
Cần Thơ | 68,88 | 14 |
Vĩnh Phúc | 68,81 | 15 |
Đà Nẵng | 68,79 | 16 |
Hải Dương | 68,68 | 17 |
Bình Thuận | 68,06 | 18 |
Ninh Bình | 67,83 | 19 |
Tây Ninh | 67,80 | 20 |
Đắk Nông | 67,79 | 21 |
Cà Mau | 67,65 | 22 |
Thái Nguyên | 67,48 | 23 |
Trà Vinh | 67,46 | 24 |
Bình Định | 67,44 | 25 |
Lào Cai | 67,38 | 26 |
TP.Hồ Chí Minh | 67,19 | 27 |
Hà Nội | 67,15 | 28 |
Tiền Giang | 66,80 | 29 |
Thanh Hóa | 66,79 | 30 |
Bài sau: Hậu Gianggiữ vị trí số 9
Thủy Hương
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023