Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI – Bài 1: Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí số 1

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Bài 1: Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí số 1

Tỉnh Quảng Ninh - lần thứ 7 liên tiếp dẫn đầu Bảng xếp hạng năng lực cạnhtranh cấp tỉnh (PCI), theo công bố. Bí quyết tạo nên kỷ lục này, theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đó là sự kiên trì và nỗ lực, bền bỉ.

Phát triển Quảng Ninh năng động, toàn diện, bền vững (Ảnh //nhandan.vn/)

Đột phá trong cải cách hành chính

Tại Báo cáo đánh giá chỉ số PCI, VCCI đã chỉ ra:

Quảng Ninh đã có nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính. Đó là sự thành công của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA Quảng Ninh), của việc xây dựng và vận hành hiệu quả các trung tâm phục vụ hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp huyện và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại ở cấp xã tiếp tục được các doanh nghiệp đánh giá cao…

Quảng Ninh luôn xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, yếu tố then chốt tác động tích cực và thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững.

Địa phương - ngày càng xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, gắn với định vị thương hiệu tỉnh, giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PAR Index, PCI, SIPAS và PAPI.

Diện mạo tỉnh Quảng Ninh (Ảnh //vietnamnet.vn/)

Nhờ đó đến nay, 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xác thực định danh điện tử. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được thiết lập, niêm yết, công khai trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Có trên 77% hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến; 100% phí, lệ phí được thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ xử lý hồ sơ công tác toàn trình cả 3 cấp đạt trên 82%, cao gấp 1,5 lần trung bình toàn quốc.

Trên 72,9% tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được số hóa theo quy trình 5 bước, từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt cao, 99,7%.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhìn nhận:

“Hơn 10 năm qua, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đều đã biết và công nhận tinh thần đổi mới được trao truyền, kế thừa từ các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh, phá vỡ hoàn toàn tư duy điều hành nhiệm kỳ ở cấp địa phương.

Một góc TP. Hạ Long (Ảnh: baoquangninh.wwwiso.com)

Điều dó – tạo sự yên tâm của các nhà đầu tư về tính thống nhất trong tư duy, tầm nhìn điều hành của bộ máy lãnh đạo tỉnh, trên cơ sở rất khoa học, thực tiễn, từ quy hoạch tổng thể tỉnh và các quy hoạch ngành, được các đơn vị tư vấn quốc tế tư vấn xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh, đã chứng minh cho những tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Quảng Ninh được coi là nơi khơi dậy những mô hình cải cách; cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao bộ máy chính quyền Quảng Ninh trong việc tạo điều kiện thuận lợi và thật sự đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Năm 2006, Quảng Ninh chính thức tham gia sân chơi PCI với thứ hạng gần như xếp ở vị trí cuối bảng. Nhưng, sang đến năm thứ 8, Quảng Ninh bước vào top 5 địa phương xếp đầu bảng. Từ năm 2017, Quảng Ninh đã trở thành quán quân PCI và giữ vững vị trí đó cho tới nay.

Hành trình kiên trì chinh phục PCI và các chỉ số cải cách hành chính khác, đã giúp địa phương xây dựng thương hiệu “Điểm đến đầu tư an toàn, thuận lợi, minh bạch, hấp dẫn và thành công” - góp phần tạo nên kết quả tăng trưởng GRDP 2 con số trong 9 năm liên tiếp (2015 - 2023).

Quảng Ninh đã thành một cực tăng trưởng kinh tế toàn diện khu vực phía bắc

Quảng Ninh - GRDP bình quân đầu người đạt trên 9.500 USD (cao nhất khu vực phía bắc); riêng năm 2023, tăng trưởng GRDP đạt 11,03%; quy mô  kinh tế đứng thứ 3 khu vực phía bắc...

Giảm thiểu gánh nặng hành chính

Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 được công bố, Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu Chỉ số PCI với 71,25 điểm, lập kỷ lục là địa phương duy nhất cả nước có 7 năm liên tiếp (2017 - 2023) giữ vị trí “quán quân” PCI.

Năm 2023, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đánh giá cao sự tích cực của tỉnh Quảng Ninh trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh những đột phá về tốc độ phát triển các hạ tầng chiến lược, Quảng Ninh đã chú trọng tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực...

Quảng Ninh đã ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, khi Chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh

Cùng với đó, Quảng Ninh đứng thứ 2 toàn quốc, trong Chỉ số thành phần Hỗ trợ doanh nghiệp với 7,72 điểm. Với chỉ số thành phần Chi phí không chính thức đạt 7,72 điểm, Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp - Quảng Ninh dẫn đầu PCI và là năm thứ 11 trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước.

Với định hướng phát triển bền vững, cả về kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh; chuyển đổi xanh dựa vào 3 trụ cột (thiên nhiên, con người, văn hóa), Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm hướng tới phát triển hài hòa, bền vững, bao trùm, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển...

Vì vậy, trong Báo cáo Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) 2023, tỉnh Quảng Ninh có tổng điểm của cả 4 chỉ số thành phần cao nhất - dẫn đầu bảng xếp hạng với 26 điểm.

Các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng (25,66 điểm), Đồng Nai (24,71 điểm), Hưng Yên (24,59 điểm) và TP. Hồ Chí Minh (24,2 điểm).

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mô hình điểm năng cao năng suất chất lượng, chuyển đổi số

GRDP tăng trưởng trên 11%

Năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song Quảng Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP trên 11%.

Quy mô kinh tế đứng thứ 3 khu vực phía bắc. GRDP bình quân đầu người đạt trên 9.500 USD, cao nhất khu vực phía bắc. Tổng thu ngân sách nhà nước, nhất là thu nội địa, luôn trong TOP đầu cả nước.

Năm 2023, thu hút đầu tư đạt 5,1 tỷ USD, trong đó thu hút FDI đạt 3,1 tỷ USD. Quý I/2024, Quảng Ninh vẫn giữ vững đà tăng trưởng GRDP của địa phương, đạt 8,79%...

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy, thứ hạng PCI, vừa là động lực cho phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đối với tỉnh.

Bởi, giành được vị thế, thứ hạng PCI đã khó, giữ vững được vị thế, thứ hạng PCI càng khó khăn hơn. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định, trên hành trình cải cách, những nỗ lực phải đến hằng ngày, không tự chủ quan, tự thỏa mãn với kết quả đã đạt được, mà luôn nhận diện kịp thời những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, khó khăn, thách thức của người dân và doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ, giải quyết.

Bờ vịnh Cửa Lục, TP. Hạ Long nay đã có Cảng tàu khách quốc tế, nơi đón những chuyến tàu biển hiện đại từ khắp thế giới (Ảnh: )

Trong thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số và xã hội số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Địa phương không ngừng nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai bình đẳng, tháo gỡ ách tắc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ khởi nghiệp, giảm chi phí đầu vào, giảm rủi ro chính sách.

Quảng Ninh tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng liên kết vùng, hạ tầng năng lượng, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp thẩm quyền về đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, lao động có kỹ năng, chuyên môn cao gắn với các điều kiện đảm bảo an sinh, an ninh, an toàn...

Du lịch Quảng Ninh

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Cao Tường Huy cho biết:

“Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số và xã hội số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Đồng thời, địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai bình đẳng, tháo gỡ ách tắc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp”.

Đo lường” bộ máy chính quyền…

Ông Cao Tường Huy khẳng định:

“Quảng Ninh luôn sẵn sàng chào đón và cam kết đồng hành thực chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị.

Từ đó, mang đến niềm tin, sự hài lòng, cơ hội thành công cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Với mục tiêu “văn hóa phục vụ người dân và doanh nghiệp trở thành lẽ tự nhiên”, Quảng Ninh đã kiên trì xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín.

Du khách thăm quan Vịnh Hạ Long (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Để “truyền lửa” xuống cơ sở, tỉnh tiến hành khảo sát và trao quyền cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp “đo lường” bộ máy chính quyền cấp sở, ngành, địa phương bằng 5 chỉ số cải cách tương ứng cấp tỉnh: DDCI, PAR Index, SIPAS, DGI, DTI…

Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế - VCCI, Giám đốc Dự án PCI quốc gia Đậu Anh Tuấn nhận định:

“Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - là công việc không dễ, cần sự cam kết rất cao, cần sự bền bỉ và kiên trì. Rõ ràng, ở đâu mà người đứng đầu tâm huyết, nhiệt thành trong việc thúc đẩy sự thay đổi, thì ở đó, có những chuyển đổi tích cực.

Từ đó, tôi cho rằng, đằng sau những cải cách, những sự thay đổi của Quảng Ninh, chắc chắn có vai trò quan trọng của người đứng đầu”.

Dẫu đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cũng cho rằng, thứ hạng PCI, vừa là động lực phát triển, vừa đặt ra những thách thức lớn đối với địa phương.

Quảng Ninh sẽ tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư công; xây dựng các cơ chế, chính sách theo đúng thẩm quyền về nhân lực; sẵn sàng và cam kết đồng hành thực chất với nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Du lịch Quảng Ninh (Ảnh //baotintuc.vn/)

Lãnh đạo tỉnh xác định, trên hành trình cải cách, những nỗ lực sẽ phải đến hằng ngày…

Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm 2023:

 

Tỉnh

Điểm số PCI

Xếp hạng

Quảng Ninh

71,25

1

Long An

70,94

2

Hải Phòng

70,34

3

Bắc Giang

69,75

4

Đồng Tháp

69,66

5

BRVT

69,57

6

Bến Tre

69,20

7

TT-Huế

69,19

8

Hậu Giang

69,17

9

Phú Thọ

69,10

10

Ninh Thuận

69,10

11

Hưng Yên

69,09

12

Lạng Sơn

69,05

13

Cần Thơ

68,88

14

Vĩnh Phúc

68,81

15

Đà Nẵng

68,79

16

Hải Dương

68,68

17

Bình Thuận

68,06

18

Ninh Bình

67,83

19

Tây Ninh

67,80

20

Đắk Nông

67,79

21

Cà Mau

67,65

22

Thái Nguyên

67,48

23

Trà Vinh

67,46

24

Bình Định

67,44

25

Lào Cai

67,38

26

TP.Hồ Chí Minh

67,19

27

Hà Nội

67,15

28

Tiền Giang

66,80

29

Thanh Hóa

66,79

30

Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố.

Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…

 

Trong báo cáo kết quả công bố, chỉ số PCI năm 2023 của các địa phương trên cả nước, với 71,25 điểm, Quảng Ninh vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1, dẫn đầu bảng xếp hạng PCI. Nổi bật là tỉnh Long An - có sự bứt phá mạnh mẽ từ vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng PCI năm 2022, vươn lên vị trí Á quân trên bảng xếp hạng PCI năm 2023 và đạt điểm cao nhất từ trước đến nay với 70,94 điểm. Các vị trí tiếp theo là Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Tháp… Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu PCI và năm thứ 11 trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước…

Bài sau: Long Angiữ vị trí số 2

Hương Thủy

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.

Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Kết quả, 56.560.000 đồng đã được cán bộ, công chức, người lao động Cục QLTT Bình Định quyên góp, ủng hộ..

Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”

Chương trình Lễ hội trăng rằm với chủ đề "Lồng đèn thắp sáng ước mơ" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau, mang đến cho các em thiếu nhi Bắc Ninh một tết Trung thu ấm áp, nhiều tình yêu và hỗ trợ kịp thời đến với các thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh

Cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.