Tổng công ty May 10: Sản xuất khẩu trang - Bước chyển nhanh trong thời Covid-19
400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 vừa ký với đối tác giao hàng trong tháng 7/2020. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc. Đây sự chuyển hướng nhanh của May 10 trước nhu cầu của thị trường.
Sản xuất, kinh doanh khẩu trang - Bước đi chiến lược trong thời Covid-19 của Tổng công ty May 10
Sản xuất khẩu trang - Giải pháp gỡ vướng thời Covid-19
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngành dệt may đối mặt với "cú sốc kép". Ngay từ tháng 2, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may đều bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc. Sang tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì dịch lại bùng phát ở châu Âu, Mỹ khiến cho thị trường xuất khẩu gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Trong tình thế này, sản xuất hàng may mặc như thời trang công sở, cà vạt.. không còn là ưu tiên số một. Để kịp thời gỡ vướng cho doanh nghiệp thời Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, một mặt hàng thiết yếu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây trở thành giải pháp hàng đầu để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và giảm bớt thiệt hại do bị dừng các đơn hàng.
Là một trong những “ông lớn” trong ngành dệt may Việt Nam, Tổng công ty May 10 đã kịp thời có những hướng đi đúng đắn. Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ: “Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên trong tháng 4/2020, tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, việc may khẩu trang hi vọng sẽ bù đắp phần nào, góp phần đảm bảo đủ việc làm cho gần 12.000 người lao động”.
Xác định đây là một trong những bước đi chiến lược đối với ngành dệt may, song song với may khẩu trang vải, bộ trang phục y tế nam, nữ, Tổng công ty May 10 đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy sản xuất về để lắp đặt.
Hiện May 10 đã và đang sản xuất các loại khẩu trang phù hợp với mọi đối tượng như khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim mầm non, khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim tiểu học, khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim người lớn, khẩu trang kháng khuẩn dệt thoi.
Sự định hướng chiến lược và đầu tư trang thiết bị kịp thời đã giúp May 10 có được cơ hội lớn trong mùa dịch bệnh. Theo chia sẻ của May 10, hiện Tổng công ty đã có một đối tác lớn đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Đồng thời, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Trước thành tích ấn tượng của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc May 10 đã chủ động phòng ngừa, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và bảo đảm an toàn cho cán bộ, người lao động.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: “May 10 chuyển sản xuất sang khẩu trang rất nhanh và đã chớp được các đơn hàng tốt. Đúng là "trong nguy có cơ". Giờ phải tận dụng các cơ hội có thể để vượt lên khó khăn tự cứu mình trước, trong khi chờ Nhà nước hỗ trợ”.
Xây dựng thương hiệu từ “nhân văn”
Để có được thương hiệu uy tín, chất lượng như ngày nay, Tổng công ty May 10 đã vượt qua biết bao thăng trầm. Từ những ngày đầu thành lập công ty năm 1946 trong bối cảnh chiến trang chống thực dân Pháp, xưởng may quân trang đã được hình thành ở chiến khu Việt Bắc. Trải qua muôn vàn khó khăn, đến năm 1959, xưởng May 10 vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.
Năm 1992 ghi nhận bước đột phá trong phát triển với việc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty May 10. Đến năm 2005, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần May 10. Từ năm 2010 đến nay, chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty May 10- CTCP, có trụ sở tại Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Với hơn 70 năm xây dựng và phát triển, các sản phẩm thời trang do May 10 sản xuất đã xuất khẩu sang thị trường thời trang EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… với rất nhiều tên tuổi thương hiệu lớn của ngành thời trang thế giới như: GAP, Old Navy, Brandtex, John Lewis, Pierre Cardin, Camel, Tommy Hilfiger, Express, ...
Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp và 12.000 công nhân viên tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đến nay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng và đại lý. Đẳng cấp May 10 còn được khẳng định khi luôn đứng trop top thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương”, “Sao vàng đất Việt”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Chính phủ vinh danh là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.
Để trở thành một trong những doanh nghiệp Top đầu của ngành dệt may Việt Nam, phương châm “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp” của May 10 luôn được thực hiện nghiêm túc.
May 10 luôn xác định tính nhân văn trong việc xây dựng thương hiệu cho mình với tầm nhìn đưa sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu May 10 từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới; xây dựng tổng công ty trở thành một điển hình văn hóa doanh nghiệp, đóng góp và lan tỏa ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.
Bên cạnh đó, chiến lược nguồn nhân lực luôn được đề cao. Đại diện May 10 cho biết: “Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kĩ năng và kinh nghiệm với thái độ làm việc tốt là yếu tố quyết định thành công của thương hiệu May 10. Do đó, chúng tôi đã và đang tập trung những điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhận lực, kể cả trong đào tạo và tuyển dụng. Quan trọng hơn, chúng tôi tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để mỗi thành viên phát huy được tối đa năng lực cá nhân”.
Để thương hiệu doanh nghiệp Việt tiến xa hơn nữa, không thể không cần tới những “bệ đỡ” từ chính sách của Nhà nước. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, tổng giám đốc May 10 kì vọng sớm được tháo gỡ khó khăn, nhất là việc hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại thì phải có chỉ định, hợp đồng. Ông Việt cho rằng điều này sẽ "bó" những doanh nghiệp như May 10 trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang.
Kỳ vọng khi những ách tắc về chính sách được tháo gỡ, với tiềm lực dồi dào về nhân công và kinh nghiệm, Tổng Công ty May 10 nói riêng sẽ có những bước tiến xa vững chắc hơn nữa trong việc khẳng định thương hiệu chất lượng, uy tín và nhân văn.
Trúc Mai
Tin mới
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM