Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc cao nhất trong vòng 9 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc phục hồi khả quan, tăng trưởng kinh tế năm 2022 ước tăng 9,2-9,8% so với 2021, là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua (2014-2022).
Vừa qua, ngày 24/11/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc họp phiên thường kỳ tháng 11, cho ý kiến vào các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2022.
Đánh giá về công tác quản lý nhà nước tháng 11, nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2022, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và UBND các huyện, thành phố tháng 11/2022. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành nhấn mạnh: UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã tập trung lãnh đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11, tuy nhiên vẫn còn một số nhiệm vụ chưa giải quyết xong. Để tránh tồn đọng, ông Lê Duy Thành yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần tập trung rà soát những đầu mục công việc đã hoàn thành, những nhiệm vụ còn tồn đọng để có giải pháp giải quyết dứt điểm vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12.
Đối với công tác giải quyết các thủ tục hành chính, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước và đúng hạn cao, đạt gần 94%, tuy nhiên lĩnh vực đăng ký đất đai còn thấp với tỷ lệ giải quyết trước và đúng hạn trên 61%. Chủ tịch Lê Duy Thành đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan cần xem xét lại để có giải pháp khắc phục và điều chỉnh những bất cập trước 31/12/2022.
Đối với báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các đại biểu cơ bản nhất trí với kết quả đạt được. Mặc dù chịu tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và dịch bệnh, song với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã phục hồi khả quan, tăng trưởng kinh tế ước năm 2022 tăng từ 9,2-9,8% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua( 2014-2022). Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với Nghị quyết 57 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Ước tính hết năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 35.700 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2021.
Thu hút đầu tư ước đạt 450 triệu USD vốn FDI và 12.500 tỷ đồng vốn DDI, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 đứng thứ 5 cả nước, tăng 24 bậc so với năm 2020. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển mạnh; các chế độ, chính sách xã hội, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng an ninh được giữ vững. Ước năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 19.730 lao động, trong đó, đưa 781 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Cho ý kiến vào nội dung này, Chủ tịch Lê Duy Thành khẳng định năm 2022, Vĩnh Phúc vượt qua nhiều khó khăn đã đạt và vượt 17/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách cao, thu hút đầu tư tiếp tục đẩy mạnh; các chính sách an sinh xã hội, an ninh trật tự được bảo đảm. Điều quan trọng, nhận thức của hệ thống chính quyền các cấp cũng như toàn xã hội đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng phát triển tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, người đứng đầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như công tác giải ngân vốn đầu tư công; giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản; quyết toán các công trình, dự án đã hoàn thành, đẩy mạnh chất lượng xây dựng các công trình, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng…Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương kịp thời có những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo bước đột phá trong năm 2023.
Cũng tại phiên họp, UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến vào các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023, kế hoạch đầu tư công năm 2023, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước năm 2023, báo cáo công tác của UBND tỉnh năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023; đồng thời, xin ý kiến bằng văn bản vào các báo cáo: Kết quả triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023, tình hình triển khai thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2022, công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023, công tác phòng chống tham nhũng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023, kết quả giải quyết các nội dung đại biểu chất vấn tại kỳ họp giữa năm 2022 về vấn đề nước sạch, vấn đề xử lý rác thải, vấn đề ngập lụt trên địa bàn tỉnh.
Đức Nam
Tin mới
Quảng Nam: TP. Hội An cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án
Chiều 10/9, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình - Tổ trưởng Tổ công tác số 2 có buổi kiểm tra, làm việc với lãnh đạo TP. Hội An về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024...
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh. Ông Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định.
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CIPCO
Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (CIPCO), để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm
Ngày 10/9, Đoàn giám sát - Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại các huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành.
Cà Mau kiểm tra chuyên đề trước, trong và sau tết Trung Thu
Thực hiện Quyết định số 99/QĐ- QLTTCM ngày 28/8/2024 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường ( QLTT) tỉnh Cà Mau về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề trước, trong và sau Tết Trung Thu năm 2024. Các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm công tác quản lý địa bàn, bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục QLTT và UBND tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu
Tại Công điện mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,… cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương...
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu